Cần biết về thỏa thuận điều lệ khi thành lập doanh nghiệp

Cần biết về thỏa thuận điều lệ khi thành lập doanh nghiệp

Bài 1

GIỚI THIỆU CHUNH VỀ THỎA THUẬN THÀNH VIÊN HOẶC CỔ ĐÔNG

Ngoài điều lệ, một số thành viên hoặc cổ đông trong CTTNHH hoặc CTCP có thể ký kết một hoặc nhiều thỏa thuận riêng giữa các thành viên hoặc cổ đông đó để thống nhất về các vấn đề liên quan đến việc quản lý công ty cũng như bảo vệ quyền lợi của họ. Các thành viên hoặc cổ đông này thường có quyền kiểm soát và quản lý công ty. Công ty cũng có thể là một bên ký thỏa thuận trong trường hợp công ty có một số cam kết với các thành viên hoặc cổ đông tham gia thỏa thuận. Điều cần lưu ý là thỏa thuận này chỉ được ký riêng giữa một số thành viên hoặc cổ đông và có giá trị ràng buộc giữa các thành viên hoặc cổ đông đó. Thỏa thuận này không ràng buộc tất cả các thành viên hoặc cổ đông như điều lệ.

Thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông chủ yếu được dùng để ký kết giữa các thành viên hoặc cổ đông của công ty hoặc thành viên cổ đông của công ty không phải là công ty đại chúng. Khi trở thành công ty đại chúng, rất nhiều quy định trong thỏa thuận không thể thi hành trong bối cảnh công ty đại chúng. Thông lệ thị trường là khi trở thành công ty đại chúng, thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông (hoặc một số điều khoản quy định trong thỏa thuận đó) chấm dứt hiệu lực. Các phân tích dưới đây chủ yếu áp dụng cho thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông không phải là công ty đại chúng.

Khác với điều lệ, thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông rõ ràng được điều chỉnh và giải thích bởi luật hợp đồng vì thỏa thuận này là một loại hợp đồng. Các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp và có thể bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt là luật Doanh nghiệp 2014 như trình bày dưới đây.

Các trường hợp sử dụng thành viên hoặc cổ đông

Mặc dù rất nhiều điều khoản của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông có thể được quy định trong điều lệ, có nhiều trường hợp mà vì một lý do này hay lý do khác, việc quy định trong điều lệ là không phù hợp. Thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông chủ yếu được ký kết để đạt một trong các mục đích sau: (i) bảo vệ một cách chặt chẽ hơn quyền của các thành viên hoặc cổ đông thiểu số quy định trong điều lệ, (ii) bảo mật thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông có liên quan, (iii) quy định quyền của các thành viên hoặc cổ đông mà không có khả năng thi hành nếu được quy định trong điều lệ là không phù hợp và (iv) điều chỉnh quan hệ đặc biệt phát sinh đối với thành viên hoặc cổ đông không liên quan đến việc quản lý công ty.

Cần biết về thỏa thuận điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
Cần biết về thỏa thuận điều lệ khi thành lập doanh nghiệp

> Tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty tnhh

Bảo vệ chặt chẽ hơn quyền của thành viên hoặc cổ đông thiểu số quy định trong điều lệ

Sửa đổi điều lệ thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên đối với CTTNHH và đại hội đồng cổ đông đối với CTCP. Tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần, thành viên hoặc cổ đông thiểu số có thể hoặc không thể ngăn cản hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông thông qua việc sửa đổi điều lệ. Trong trường hợp không thể ngăn cản quyền của thành viên hoặc cổ đông thiểu số có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi theo hướng bất lợi hơn nếu điều lệ được sửa đổi theo quyết định của các thành viên hoặc cổ đông khác (trừ trường hợp quyền đó không thể bị hạn chế hoặc sửa đổi vì đã được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông là một phương án giúp thành viên hoặc cổ đông thiểu số không có quyền kiểm soát này (thông qua việc thỏa thuận với một số thành viên hoặc cổ đông khác) vẫn có thể kiểm soát việc ra quyết định của hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông, bao gồm cả quyết định sủa đổi điều lệ. Cụ thể, thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông thường quy định về những vấn đề mà thành viên hoặc cổ đông này không được phép biểu quyết tán thành nếu không có sự đồng ý của các thành viên hoặc cổ đông còn lại. Thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông cũng có thể ràng buộc các thành viên hoặc cổ đông tham gia thỏa thuận không được tự do chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần nếu không có sự đồng ý của các bên tham gia còn lại, Thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông là cơ sở bảo đảm điều lệ sẽ không bị tùy tiện sửa đổi theo hướng gây ảnh hưởng bất lợi đối với quyền của thành viên hoặc cổ đông thiểu số quy định trong điều lệ.

Bảo mật thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông có liên quan

Điều lệ công ty về cơ bản là một văn bản công khai. Điều lệ cần được nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều lệ cũng có thể được cung cấp cho mọi thành viên hoặc cổ đông hoặc bên thứ ba có hợp đồng hoặc giao dịch với công ty. Mặc dù công ty có thể là một bên tham gia thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông, thỏa thuận này về bản chất là thỏa thuận riêng của một số thành viên hoặc cổ đông tham gia thỏa thuận. Thông thường, thỏa thuận không được tiết lộ cho các thành viên hoặc cổ đông còn lại trong công ty và, nếu không thuộc các trường hợp bắt buộc phải tiết lộ theo quy định của pháp luật, không được tiết lộ cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Quy định quyền của thành viên hoặc cổ đông mà không có khả năng thi hành nếu được quy định trong điều lệ hoặc vì một lý do cụ thể, việc quy định trong điều lệ là không phù hợp.

Khi một thành viên hoặc cổ đông có quyền đối với công ty không phát sinh từ tư cách thành viên hoặc cổ đông thì việc quy định quyền đó trong điều lệ công ty sẽ không có khả năng thi hành. Ví dụ: Khi một tổ chức là thành viên hoặc cổ đông cấp cho công ty một khoản vay, thành viên hoặc cổ đông đó yêu cầu công ty không được thực hiện một số hành động nhất định nếu không có chấp thuận của tổ chức đó (ví dụ sửa đổi điều lệ hoặc nhận thêm bất kỳ một khoản vay nào). Đây là các hành động liên quan đến quyền dành cho thành viên hoặc cổ đông của công ty chứ không phải quyền của bên cho vay; do đó việc quy định quyền này của bên cho vay trong điều lệ không có khả năng thi hành vì không phải là quyền của cổ đông hay thành viên trong công ty. Thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông (trong đó công ty cũng là một bên tham gia, nếu cần thiết) phù hợp hơn để quy định vấn đề này.

Điều chỉnh quan hệ đặc biệt phát sinh đối với thành viên hoặc cổ đông không liên quan đến việc quản lý công ty

Điều lệ cũng không phù hợp để quy định về các quan hệ đặc biệt phát sinh đối với thành viên hoặc cổ đông mà không liên quan đến việc quản lý công ty. Ví dụ: Không phù hợp quy định trong điều lệ việc các thành viên hoặc cổ đông đồng ý chỉ định một thành viên hoặc cổ đông làm tư vấn về hoạt động kinh doanh, thuế hoặc tài chính công ty. Thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông phù hợp hơn để quy định vấn đề này.

(còn tiếp)

———————-

Phòng biên tập – Công ty tư vấn luật Phamlaw

 > tham khảo thêm hồ sơ giải thể công ty

 

5/5 - (1 bình chọn)