Thủ Tục Giải Thể Công Ty, Doanh Nghiệp Đơn Giản, Nhanh Gọn

Thủ tục giải thể công ty hay doanh nghiệp là một trong những thủ tục hành chính tương đối đơn giản đối với những cá nhân chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để soạn thảo văn bản đúng luật, đúng tình trạng thực tế hoạt động của doanh nghiệp thời điểm tiến hành giải thể. Tuy nhiên, đối với những cá nhân chưa có kinh nghiệm vẫn hoàn toàn có thể tự mình tiến hành thủ tục giải thể công ty nếu các bạn thực hiện đúng quy trình thủ tục ở bài viết dưới đây mà không cần phải tốn kém chi phí cho các dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Thủ Tục Giải Thể Công Ty

Điều Kiện Để Giải Thể Doanh Nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã bảo đảm thanh toán hết những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không có tranh chấp tại tòa.

Các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản ở đây bao gồm: Nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, các nghĩa vụ xử lý, xử phạt hành chính (nếu có), nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp..của người lao động, các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng với các đối tác, khách hàng (bên thứ 3) của doanh nghiệp

Xem thêm: Các trường hợp giải thể và điều kiện giải thể doanh nghiệp mới

Hồ sơ, các bước giải thể doanh nghiệp

Quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết theo sơ đồ sau

Thu Tuc Giai The Cong Ty
Thủ tục giải thể công ty

Bước 1: Nộp hồ sơ công bố quyết định giải thể tại Sở kế hoạch và đầu tư

  • Thông báo giải thể
  • Quyết định của chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông
  • Giấy uỷ quyền (cho người đại diện hợp pháp đi thực hiện thủ tục)

Thời gian thực hiện: 03 đến 05 ngày làm việc

Bước 2: Xin xác nhận thuế tại Tổng cục hải quan đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu

  • Công văn xác nhận thuế hải quan
  • 02 bản sao đăng ký doanh nghiệp công chứng

Thời gian thực hiện: 10 đến 15 ngày làm việc qua đường bưu điện, nộp trực tiếp 05 đến 08 ngày làm việc.

Bước 3: Nộp hồ sơ khoá mã số thuế doanh nghiệp tại cơ quan quản lý thuế doanh nghiệp

Trường hợp không có doanh thu gồm:

  • Nộp mẫu 24/ĐK-TCT
  • Nộp báo cáo thuế (Tháng, quý, báo cáo tài chính năm)
  • Quyết định chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Đại hồng đồng cổ đông
  • Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng thành viên

Trường hợp có doanh thu:

  • Nộp mẫu 24/DK-TCT
  • Quyết định chủ sở hữu/ Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng thành viên
  • Hồ sơ quyết toán thuế (Hoá đơn, chứng từ, sao kê ngân hàng ..)
  • Nộp báo cáo thuế (Tháng, quý, báo cáo tài chính năm)
  • Thanh lý tài sản doanh nghiệp
  • Thanh toán nghĩa vụ tài chính thuế

Thời gian thực hiện: Từ 10 đến 15 ngày làm việc

Bước 4: Nộp lại hồ sơ tên sở kế hoạch & Đầu tư sau khi khoá mã số thuế

  • Thông báo giải thể
  • Danh sách chủ nợ (nếu có)
  • Báo cáo thanh lý tài sản
  • Giấy uỷ quyền (cho người đại diện hợp pháp đi thực hiện thủ tục)

Thời gian thực hiện: 07 đến 10 ngày làm việc

Bước 5: Chỉ áp dung với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015, dấu do cơ quan công an quản lý, hồ sơ gồm:

  • Công văn trả mẫu dấu
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

Xem thêm: >>> Thủ tục trả dấu công an khi giải thể doanh nghiệp

Thời gian: 05 đến 08 ngày làm việc

Bước 6: Nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc trực tiếp

Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư, trong khoảng 2 đến 04 ngày làm việc, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ chuyển kết quả cuối cùng về địa chỉ, nơi người làm thủ tục đăng ký chuyển kết quả

Những lưu ý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Trong quá trình tiến hành giải thể, sẽ có một vài vấn đề lưu ý quan trọng khi thực hiện, cụ thể như:

  • Rà soát lại tình trạng pháp lý hiện tại của doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp khi tiến hành giải thể mới biết doanh nghiệp của mình hiện tại đã bị cơ quan quản lý thuế khoá mã số thuế doanh nghiệp do không hoạt động tại địa chỉ trụ sở. Doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tuc xin mở mã trước khi tiến hành giải thể.
  • Rà soát lại doanh nghiệp mình có đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh hay không.
  • Rà soát lại trong danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mình có đăng ký xuất, nhập khẩu hay không để chủ động tiến hành thủ tục xác nhận thuế hải quan
  • Đối với doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu, có thể tiến hành toàn bộ thủ tục giải thể online mà không mất thời gian đi lại nộp hồ sơ.

Trên đây là nội dung Luật Phamlaw tư vấn về quy trình, hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp, Quý khách hàng có thể tự mình tiến hành theo trình tự trên. Quý khách hàng còn vướng mắc hoặc muốn hỗ trợ tư vấn thủ tục giải thể này, có thể kết nối tổng đài tư vấn 1900 của chúng tôi. Để được hỗ trợ dịch vụ giải thể doanh nghiệp, Quý khách hàng có thể kết nối đến đường dây nóng, chúng tôi luôn hỗ trợ 24/7.

—————————

Xem thêm:

Một số câu hỏi thường gặp

1. Doanh nghiệp của tôi đang tiến hành thủ tuc làm giải thể cho doanh nghiệp. Cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp phải làm thủ tục xác nhận không nợ thuế hải quan, nhưng doanh nghiệp tôi mới thành lập được vài tháng và chưa có hoạt động gì, như vậy cơ quan thuế cần thêm văn bản này có đúng hay không?

Trả lời:

Theo quy định, doanh nghiệp phải xác nhận không nợ thuế hải quan trước khi làm hồ sơ đóng mã số thuế. Tuy nhiên, hiện nay việc xác nhận này thực hiện nội bộ giữa cơ quan thuế và Hải quan do vậy doanh nghiệp không cần làm bước này. Có một vài trường hợp bên thuế có thể yêu cầu doanh nghiệp xác nhận công văn thuế hải quan bằng bản cứng. Vậy, Quý khách hàng có thể gửi văn bản xác nhận bằng được bưu điện đến Tổng cục Hải quan tại Hà Nội để làm thủ tục.

2. Tôi muốn biết chi phí để làm thủ tục khi tiến hành giải thể doanh nghiệp cho công ty hiện nay hết bao nhiêu tiền?

Trả lời: 

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp khi công bố thông tin giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ không phải chịu phí, lệ phí nhà nước.

Điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và dùng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể qua các đơn vị dịch vụ, chi phí sẽ tuỳ thuộc vào mỗi đơn vị cụ thể và cũng tuỳ theo tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của Quý khách hàng chưa phát sinh doanh thu và các hoá đơn đầu vào đầu ra, hàng tháng, hàng quý và hàng năm vẫn nộp báo cáo thuế đầy đủ, hồ sơ giải thể sẽ đơn giản hơn và chi phí cho dịch vụ giải thể khoảng ba triệu đồng. Trường hợp doanh nghiệp đã có doanh thu sẽ cần làm thêm thủ tục quyết toán thuế, chi phí quyết toán thuế cho các đơn vị dịch vụ cũng khác nhau và cũng tuỳ vào doanh thu hàng quý, hàng năm của doanh nghiệp. Quý khách hàng có thể liên hệ các đơn vị dịch vụ để được tư vấn và tham khảo về chi phí giải thể theo đặc thù hoạt động của doanh nghiệp mình.

3. Tôi là giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trụ sở hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại tôi đang ở Hà Nội, do không có nhu cầu hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh nên tôi muốn tiến hành thủ tục làm giải thể. Tôi có thể uỷ quyền thủ tục này cho nhân viên cũ của tôi ở Tp HCM thực hiện toàn bộ thủ tục này không hay phải vào trực tiếp để giải quyết?

Trả lời:

Trường hợp này của Quý khách có thể làm giấy uỷ quyền cho nhân viên cũ của doanh nghiệp để thực hiện thủ tục giải tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy uỷ quyền gồm các nội dung về phạm vi uỷ quyền thực hiện thủ tục hành chính cho công việc giải thể, thời gian uỷ quyền, nghĩa vụ các bên. Giấy uỷ quyền cần đóng dấu của doanh nghiệp. Khi người được uỷ quyền tiến hành thủ tục giải thể tại cơ quan nhà nước, cần đem theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của mình khớp với người được uỷ quyền đã ghi trong văn bản uỷ quyền.

3.4/5 - (72 bình chọn)