Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mới và góp vốn

Hỏi: 

Gửi Pham Law ! Bên mình muốn hỏi một số thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị trong các trường hợp sau:

1. Thành lập công ty cổ phần

2. Thành lập công ty TNHH

3. Hợp đồng góp vốn có 2 thành viên tỉ lệ 50:50, 1 người đứng tên ĐKKD

Bên bạn vui lòng tư vấn nhé!
Thanks

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính tham khảo)

Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ công ty. Với những nội dung pháp lý anh cần tìm hiểu, em xin được trả lời anh như sau:

Vấn đề 1: Thủ tục, giấy tờ thành lập doanh nghiệp mới và công ty TNHH và công ty cổ phần.

Theo quy định của luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thủ tục thành lập được tóm tắt tại bảng sau:

TNHHCỔ PHẦNTHỦ TỤC
1 thành viên > 2 thành viên
1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp2. Dự thảo Điều lệ Công ty;3. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực4. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện (Văn bản xác nhận vốn pháp định/ bản sao chứng chỉ hành nghề…)

1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp

2. Dự thảo Điều lệ Công ty;

3. Danh sách thành viên công ty

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

– Giấy CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

– Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với thành viên là tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố), kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;

5. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện(Văn bản xác nhận vốn pháp định/ bản sao chứng chỉ hành nghề…)

1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp2. Dự thảo Điều lệ Công ty;3. Danh sách cổ đông sáng lập4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:- Giấy CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;- Giấy CN ĐKDN/Quyết định thành lập đối với tổ chức, kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;5. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện(Văn bản xác nhận vốn pháp định/ bản sao chứng chỉ hành nghề…)

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận

– Hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.

Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Ngoài ra, em xin lưu ý anh một số điểm về hai loại hình doanh nghiệp anh muốn tìm hiểu để anh lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với nhu cầu.

Công ty TNHHCông ty Cổ phần
Số lượng thành viênTối thiểu: 2 thành viên và Tối đa: 50 thành viên (đối với TNHH 2 thành viên trở lên)Tối thiểu: 3 thành viên và Tối đa: không hạn chế
Vốn và khả năng huy động vốnVồn góp được chia theo tỷ lệ phần trăm vốn góp.Chỉ được phát hành trái phiếuVốn góp được chia theo số cổ phầnĐược phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán
Thời hạn góp vốnTối đa: 36 tháng kể từ ngày công ty được cấp ĐKKDTrong 90 ngày , kể từ ngày công ty được cấp ĐKKD Cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn.
Tăng, giảm vốnCông ty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn.Công ty CP được giảm vốn, tuy nhiên thủ tục hành chính hiện nay rất phức tạp và không tạo điều kiện cho CTCP được giảm vốn.
Chuyển nhượng vốn góp/ cổ phần1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

Vấn đề 2: Hợp đồng góp vốn có 2 thành viên, tỷ lệ 50:50, 1 người đứng tên trên ĐKKD:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới

Để xác định rõ yêu cầu của anh, em xin đưa ra các trường hợp như sau:

TH1: Góp vốn thành lập công ty có 2 thành viên, 1 người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Trường hợp này anh tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp là công ty TNHH 2 thành viên, hồ sơ như em đã trình bày ở trên. Trong đó các thành viên sẽ có giấy chứng nhận góp vốn và thể hiện trên đăng ký kinh doanh của công ty làm bằng chứng phần vốn góp theo tỷ lệ. Ngoài ra việc chia lợi nhuận và tính chịu trách nhiệm sẽ tương ứng với phần vốn cam kết góp vào công ty.

Với trường hợp này, hợp đồng góp vốn có thể có hoặc không, bởi đã được thể hiện dưới các hình thức pháp lý là giấy chứng nhận góp vốn và đăng ký kinh doanh.

TH2: Góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới, nhưng trên đăng ký kinh doanh chỉ thể hiện thông tin 1 người là chủ sở hữu đồng thời là người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp này tuy có sự việc góp vốn thực trên thực tế để thành lập công ty, tuy nhiên trên đăng ký kinh doanh của công ty chỉ thể hiện tên 1 người nên không thể lập hợp đồng góp vốn vì:

–         Về căn cứ pháp lý, công ty có duy nhất 1 người là loại hình công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân. Chủ sở hữu là người sở hữu hợp pháp số vốn được đăng ký làm vốn điều lệ của công ty (không kể nguồn vốn đó có nguồn gốc từ vay mượn hay sở hữu của chủ sở hữu). Vì vậy, người đứng tên trên ĐKKD là người được hưởng lợi nhuận cũng như chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của doanh nghiệp.

–         Người có hành vi góp ½ vốn điều lệ trên thực tế nhưng không đứng tên trên ĐKKD không có quyền đòi hỏi phần lợi nhuận từ công ty cũng như không phải chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của công ty đó.

Trường hợp này chỉ có thể lập hợp đồng vay tài sản giữa hai bên, trong đó thỏa thuận mức tiền lãi phù hợp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của bên em đối với thông tin anh cung cấp. Có những vướng mắc gì anh có thể trao đổi thêm bên em sẽ tư vấn thỏa đáng trên cơ sở pháp luật!

Ngoài ra bạn còn có thể hỗ trợ qua tổng đài để được tư vấn pháp luật miễn phí !!!!

Trân trọng.

Các dịch vụ của Phạm Law

Thủ tục giải thể công ty;

– Thủ tục giải thể doanh nghiệp

– Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Rate this post