Tổ chức lại Doanh nghiệp là gì?

Tổ chức lại Doanh nghiệp là gì?
Tổ chức lại doanh nghiệp là tái cấu trúc lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp) sao cho phù hợp hơn với mục tiêu doanh nghiệp hướng tới. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp là 1 trong những biện pháp quan trọng để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn hoặc phát triển hơn, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.

1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh để phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh hoặc giúp doanh nghiệp giải quyết được các mâu thuẫn nội bộ để tránh phải giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi; Nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi; Các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn; Công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu hoặc để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tổ chức lại doanh nghiệp là biện pháp nhằm thay đổi quy mô doanh nghiệp, mang các ý nghĩa sau:

Thứ nhất, Tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình doanh nghiệp theo quyết định của chủ doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh. Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp là một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, tổ chức lại doanh nghiệp cũng giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa các chủ đầu tư trong doanh nghiệp (chia, tách doanh nghiệp), tránh việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản ( hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp). Ngoài ra, tổ chức lại doanh nghiệp còn đảm bảo thực hiện mục đích duy trì hoạt động của doanh nghiệp, khi không đáp ứng được đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật (chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).

Thứ ba, Hiệu quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ là sự thay đổi quy mô kinh doanh ( từ công ty có quy mô lớn thành công ty có quy mô nhỏ hơn hoặc ngược lại). Ví dụ như việc chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH; hình thành các doanh nghiệp mới trên thị trường hoặc chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất. Việc tổ chức lại doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

2. Đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệp

Tổ chức lại doanh nghiệp được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Việc tổ chức lại doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, việc tổ chức lại doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc tổ chức lại doanh nghiệp có thể ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các thành viên và các chủ nợ. Do đó, pháp luật thường đòi hỏi việc tổ chức lại doanh nghiệp phải tuân thủ những hình thức đặc biệt mà pháp luật quy định. Việc không tuân thủ các quy định về hình thức có thể dẫn tới hệ quả là sự vô hiệu của loại hình doanh nghiệp được tổ chức lại.

Thứ hai, chủ thể thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp phải thỏa mãn một số điều kiện. Chủ thể thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp phải là một tổ chức kinh tế hội đủ các điều kiện, như phải có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở ổn định, được đăng ký thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức theo luật định.

Thứ ba, việc tổ chức lại doanh nghiệp được diễn ra vào một thời điểm thích hợp. Thời điểm tổ chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi, nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi, các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn, công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ số lượng tối thiểu hoặc để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ tư, tổ chức lại doanh nghiệp để đạt được mục đích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường tổ chức lại để nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ hoặc để tránh việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu.

3. Hệ quả pháp lý trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
Thứ nhất, Tổ chức lại làm thay đổi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp theo một trong hai hướng: tăng lên (hợp nhất, sáp nhập), hoặc giảm xuống (chia hoặc tách doanh nghiệp)

Thứ hai, Tổ chức lại làm thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp, từ việc doanh nghiệp tồn tại, hoạt động dưới hình thức pháp lý ban đầu chuyển sang hoạt động dưới một hình thức pháp lý khác (các biện pháp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)

Thứ ba, Chấm dứt hoạt động của một hoặc một số doanh nghiệp đang tồn tại (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập) hoặc hình thành doanh nghiệp mói trên thị trường (chia, tách, hợp nhất(

Thứ tư, Làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau (hợp nhất, sáp nhập)

4. Các hình thức tổ chức loại doanh nghiệp:

Các phương thức tổ chức lại doanh nghiệp  được quy định cụ thể từ Điều 198 đến Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020:

4.1. Chia doanh nghiệp (Điều 198 Luật doanh nghiệp 2020)

Chia doanh nghiệp là trường hợp một doanh nghiệp bị chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp cũ. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị chia được chuyển từ doanh nghiệp bị chia sang cho các doanh nghiệp mới.

Ví dụ: Công ty TNHH X chuyển một phần vốn góp của các thành viên ra bên ngoài để thành lập công ty TNHH Y và công ty TNHH Z. Hoạt động này được xem là hoạt động chia doanh nghiệp. Công ty Y và công ty Z là hai công ty được chia ra từ công ty X. Công ty X sẽ chấm dứt hoạt động và các công ty mới kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty X

4.2. Tách doanh nghiệp (Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020)

Tách doanh nghiệp là biện pháp chuyển một phần tài sản của công ty hiện có để thành lập hoặc một số công ty cùng loại chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

VD: Công ty cổ phần X vì muốn mở rộng hoạt động đã chuyển một phần cổ phần sang một công ty mới và thành lập công ty cổ phần Y. Hoạt động này gọi là hoạt động tách doanh nghiệp. Sau khi tách doanh nghiệp, công ty cổ phần X vẫn còn hoạt động song song với công ty tách là công ty cổ phần Y.

4.3. Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020)

Hợp nhất công ty là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.

4.4. Sáp nhập doanh nghiệp (Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020)

Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

4.5 Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (Điều 202-205 Luật Doanh nghiệp 2020)

– Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Các dịch vụ của Phamlaw:

th tc gii th doanh nghip

dch v gii th công ty

–  th tc thành lp công ty

2.8/5 - (10 bình chọn)