Trình tự thanh toán khi doanh nghiệp là bên bảo đảm phá sản.

Trình tự thanh toán khi doanh nghiệp là bên bảo đảm phá sản.

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Doanh nghiệp tôi có ký kết một hợp đồng với một doanh nghiệp khác, trong đó doanh nghiệp kia có yêu cầu về tài sản bảo đảm. Tuy nhiên hiện nay chúng tôi lâm vào tình trạng phá sản. Vậy doanh nghiệp tôi phải thực hiện thanh toán theo thứ tự như thế nào?

Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi.

Trân trọng cảm ơn!

(câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw).

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn của mình qua bài viết dưới đây:

Trình tự thanh toán khi doanh nghiệp là bên bảo đảm phá sản.
Trình tự thanh toán khi doanh nghiệp là bên bảo đảm phá sản.

Trình tự thanh toán khi doanh nghiệp là bên bảo đảm phá sản.

Khi một doanh nghiệp là bên bảo đảm phá sản thì các quy định của pháp luật được áp dụng ở đây là Luật phá sản và các quy định chung về giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên trong trường hợp các quy định của Luật phá sản 2014 và các quy định chung về giao dịch bảo đảm có sự mâu thuẫn thì Luật phá sản 2014 sẽ được ưu tiên áp dụng.

*Quyền ưu tiên của chủ nợ có bảo đảm

 Tại Điều 53 Luật phá sản 2014 có quy định như sau:

“1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Như vậy theo quy định của điều luật này thì quyền của chủ nợ có bảo đảm có giao dịch bảo đảm được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên hơn so với quyền của chủ nợ không có bảo đảm. Kể từ thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động liên quan đến tài sản của công ty đang ở tình trạng phá sản đều phải tạm đình chỉ (trừ trường hợp có sự đồng ý của tòa án). Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm của chủ nợ có bảo đảm có giao dịch bảo đảm được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cần có sự đồng ý của tòa án. Chính vì thế, chủ nợ có bảo đảm có thể xử lý tài sản bảo đảm sau ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản miễn là giao dịch bảo đảm được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tòa án cũng chấp thuận cho chủ nợ có bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm.

Trong trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm không đủ để thành toán số nợ, phần nợ còn lại của chủ nợ có bảo đảm đó có thể được thành toán trong quá trình thanh lý tài sản của công ty. Ở đây, chủ nợ có bảo đảm sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm đối với phần nợ còn lại và có trình tự ưu tiên thanh toán cùng hành với các chủ nợ không có bảo đảm khác. Mặt khác, nếu giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ, khoản chênh lệch sẽ được nhập vào giá trị tài sản còn lại của công ty để thanh toán các nghĩa vụ nợ còn lại.

*Trình tự thanh toán

Trình tự thanh toán sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản 2014 như sau:

  1. Chi phí phá sản: Đây là khoản chi phí được ưu tiên thanh toán đầu tiên. Các chi phí này bào gồm: chi phí thanh toán cho quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; chi phí kiểm toán; chi phí đăng báo; các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
  2. Trách nhiệm với người lao động: Trách nhiệm lao động bao gồm: khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghĩa vụ khác đối với người lao động.
  3. Khoản nợ phục hồi hoạt động kinh doanh: Đây là một quy định mới của Luật phá sản 2014 với mục đích khuyến khích các ngân hàng và các bên tài trợ khác cung cấp các khoản vay nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh donah của công ty. Khoản nợ này cần được sự chấp thuận tại nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cũng như được tòa án công nhận.
  4. Khoản nợ không có bảo đảm: bao gồm thuế và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
  5. Phân phối cho thành viên hoặc cổ đông công ty: Nếu sau khi thanh toán các khoản ở các mục đã nêu trên mà giá trị tài sản của công ty vẫn còn thì phần còn lại này sẽ thuộc về thành viên hoặc cổ đông, nếu không còn thì thành viên hoặc cổ đông sẽ không được nhận bất kỳ khoản tiền nào từ việc thanh lý tài sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Trình tự thanh toán khi doanh nghiệp là bên bảo đảm phá sản. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

 > Xem thêm:

 

 

Rate this post