Tư vấn giải thể doanh nghiệp Nhà nước

Cũng giống như nhiều loại hình khác, giải thể doanh nghiệp Nhà nước được xem là một thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước đó, với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả cho các chủ nợ. Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp. Kính mời quý khách hàng cùng Luật Phamlaw tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết dưới đây.

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp (GTDN) như sau:

Doanh nghiệp Nhà nước là gì?

Doanh nghiệp Nhà nước được định nghĩa là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần được biểu quyết theo Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020. Đây là một điểm mới trong quy định pháp luật DNNN so với Luật Doanh nghiệp 2014 “là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” do đó DNNN chỉ có thể được tổ chức dưới dạng công ty TNHH. Còn đối với quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, DNNN có thể được tổ chức dưới dạng:

– Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

– Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

1. Doanh nghiệp nhà nước bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau đây:

 Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Theo Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thu hồi GCNĐKDN trong trường hợp: a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập; c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Điều kiện giải thể doanh nghiệp Nhà nước

Theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, DNNN chỉ được giải thể khi đáp ứng đủ điều:

– Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

– Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp

Các quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, mà còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại. Do vậy, việc xác định rõ điều kiện để tiến hành giải thể doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Hồ sơ giải thể DNNN theo Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 gồm:

– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo Luật Doanh nghiệp 2020

Theo Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp này được tiến hành như sau:

Bước 1:  Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của công ty;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên;

Bước 2: Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

Bước 3:  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp có vốn Nhà nước còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 5: Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác;

Bước 6: Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho các thành viên, chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp;

Bước 7: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;

Bước 8: Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 (bước 3) mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Hiện nay PhamLaw đang tổ chức hỗ trợ thủ tục và tư vấn các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh khi tiến hành các thủ tục GTDN, Quý khách hàng vui lòng kết nối đến PhamLaw để được các luật sư tư vấn vấn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với nội dung về “Tư vấn giải thể doanh nghiệp Nhà nước”. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Các dịch vụ của Phamlaw:

dch v gii th công ty

–  th tc thành lp công ty

5/5 - (1 bình chọn)