Kinh nghiệm quý khi soạn thảo cũng như rà soát hợp đồng

Những kinh nghiệm quý khi soạn thảo cũng như rà soát hợp đồng

Theo kinh nghiệm cũng như thống kê mới nhất hiện nay thì các vướng mắc, tranh chấp đã và đang diễn ra tập trung phần lớn trong quá trình đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự thường ngày mà chúng ta tưởng như vô hại nhưng lại ẩn chưa muôn vàn những rủi ro, có một vài ví dụ cụ thể:

“ Vd 1: A giao kết hợp đồng vay nợ đối với B theo đó A phải trả B với số tiền 365.000 đồng trong thời hạn 1 năm. Về sau vì không muốn trả và để gây khó dễ cho B, A đã chia món nợ thành 365 phần để mỗi  ngày trả B 1000đ. B không đồng ý kiện A ra Tòa yêu cầu A phải trả số tiền vay 1 lần và toàn bộ. Trước Tòa viện dẫn điều 300 của BLDS 2005, A cho rằng việc chia món nợ thành 365 phần để mỗi ngày trả cho B 1000đ phải được coi là được coi là thực hiện đúng nghĩa vụ theo phần và do đó việc B từ chối nhận tiền hàng ngày phải bị coi là chậm tiếp nhận nghĩa vụ. Nếu chấp nhận yêu cầu của B, Tòa án ra quyết định trái luật, nhưng nếu bác yêu cầu của B, thì e rằng với quyết đinhj đi ngược lại logic ấy, khoảng cách từ pháp luật đến cuộc sống không những không được rút ngắn mà ngược lại, sẽ ngày một lớn hơn.

Vd 2: A thế chấp một mảnh đất diện tích 100 m2 để vay tiền của B. Lấy lý do mảnh đất thế chấp và khoản vay tiền phải trả là nghia vụ phân chia được theo phần, A đã yêu cầu B trả lại một phần mảnh đất sau khi đã thanh toán một phần nghĩa vụ trả nợ; B không chịu trả vì cho rằng, B có quyền giữ mảnh đất thế chấp cho đến khi nghĩa vụ trả nợ của B được thực hiện toàn bộ và đúng hạn. Căn cứ theo quy định tại Điều 300 BLDS 2005, A khởi kiện ra Tòa yêu cầu cưỡng chế buộc B phải trả lại một phần mảnh đất với lập luận: hai bên không có thỏa thuận trong hợp đồng về phương thực thực hiện nghĩa vụ, nên A có quyền thực hiện nghĩa vụ theo phần trong thời hạn đã định. Nếu không chấp nhận yêu cầu của A, Tòa án làm sai luật, nhưng nếu không chấp nhận yêu cầu của A Tòa án lại gây bất lợi cho B một cách không có căn cứ, không phù hợp với nguyên tắc thiện chí, công bằng trong giao dịch Dân sự.”

Điều 300 BLDS chỉ phù hợp và xẩy ra trong một số trường hợp cụ thể nhất định mà pháp luật có quy định hoặc do bản chất, nghĩa vụ, nội dung của nghĩa vụ đòi hỏi. Vd: Thực hiện nghĩa vụ dân sự theo định kỳ; thực hiện hợp đồng xây dựng những công trình lớn; thanh toán các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố trong trường hợp thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì nghĩa vụ thanh toán sẽ được thực hiện theo phần, tức là khoản nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của DN, HTX- Điều 35 luật Phá sản năm 2004). Tại sao BLDS không có điều khoản mang tính nguyên tắc như là: nghĩa vụ, dù đối tượng của nó là vật chia được hoặc công việc có thể chia thành nhiều phần, vẫn phải được thực hiện giữa người có nghĩa vụ và người có quyền như là nghĩa vụ không thể phân chia.

Như vậy, từ những tình huống trên, điều mà chúng tôi muốn đề cập chính là việc phòng tránh khi soạn thảo hoặc rà soát các hợp đồng, các giao dịch có liên quan, không chỉ trong phạm vi hẹp trong các mối quan hệ nêu trên mà rộng hơn ở các hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế…khác. Cần phải hết sức cẩn trọng trong mọi giao dịch với kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết pháp luật nhậy bén, sự tỉnh táo thông minh, sảo thảo của người soạn thảo để phòng tránh và hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.

5/5 - (1 bình chọn)