Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (CPHDNNN)
Kinh tế Việt Nam được đánh giá có những chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn vừa qua, trong đó một phần là do hoạt động cổ phần hóa diễn ra ở nhiều doanh nghiệp có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn. Quá trình CPHDNNN nhằm đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc cơ cấu lao động trong xã hội, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Vậy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi nền kinh tế quốc doanh và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả thì Chính phủ các quốc gia đó đã sử dụng nhiều biện pháp để chuyển đổi sở hữu trong doanh nghiệp Nhà nước. Quá trình chuyển đổi sở hữu này diễn ra theo nhiều phương thức mà phổ biến nhất là phương thức phi quốc doanh hóa hay còn gọi là “tư nhân hóa” (Privatizaon), hoặc cổ phần hóa theo cách gọi của Việt Nam. Theo đó “tư nhân hóa” là quá trình giảm bớt quyền sở hữu Nhà nước hoặc sự kiểm soát của Chính phủ trong các doanh nghiệp Nhà nước. “Tư nhân hóa” bao gồm tư nhân hóa một phần và tư nhân hóa toàn bộ. Tư nhân hóa một phần là việc Chính phủ bán một phần cổ phần ở doanh nghiệp Nhà nước cho nhà đầu tư tư nhân nhưng vẫn giữ một lượng cổ phần nhất định để chi phối doanh nghiệp. Tư nhân hóa toàn bộ là việc chuyển toàn bộ sở hữu Nhà nước ở các doanh nghiệp Nhà nước vào tay tư nhân. Ở các quốc gia khác nhau, quá trình cổ phần hóa có thể diễn ra không giống nhau.
Ở Hungary việc cổ phần hóa, tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra duới sự tư vấn của Ngân hàng Thế giới và Ủy ban châu Âu đã xóa bỏ vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân hóa nền kinh tế. Đây là phương thức tư nhân hóa toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, qua quá trình chuyển đổi, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu năm 2008, quan điểm và định hướng chính sách kinh tế của Hungary đã có sự thay đổi, nhấn mạnh hơn vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế, theo đó Nhà nước mua lại cổ phần chi phối ở một số doanh nghiệp quan trọng của đất nước.
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Trung ương 4 (khóa XV) khi đưa ra “Quyết định về một số vấn để lớn trong cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước”. Quyết định này đưa ra một định hướng mới về việc “thực hiện điều chỉnh mang tính chiến lược đối với kinh tế Nhà nước và cải tổ doanh nghiệp Nhà nước”. Việc tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc được thực hiện theo phương thức một phần. Cụ thể là trong quá trình tái cơ cấu, Trung Quốc chú trọng việc tư nhân hóa sở hữu Nhà nước ở các doanh nghiệp Nhà nước kết hợp với việc hình thành các công ty lớn, tập đoàn kinh tế dựa trên mô hình công ty mę – công ty con. Việc thành lập các công ty mẹ – công ty con là biện pháp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước cố phần hóa thông qua việc tham gia vào công ty với tư cách là cổ đông. Đa số các doanh nghiệp Nhà nước lớn sau khi tái cơ cầu đều có các công ty con. Các công ty con này được phép tiếp tục đầu tư vào các công ty khác. Quan hệ giữa công ty mę và công ty con được thực hiện thông qua việc quản lý và nắm giữ phần vốn khống chế. Công ty mẹ có sự tham gia của Nhà nước là công ty nắm cổ phần chi phối ở các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Ở Ba Lan, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi, CPHDNNN có sự khác biệt với Hungary và Trung Quốc. Theo đó cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra cùng với quá trình thay đối thể chể chính trị nên được thực hiện rất nhanh với các hình thức: giải thể, cho phá sản, bán lại cho tư nhân trong nước, bán lại cho các công ty nước ngoài, chỉ còn lại một số ít doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức công ty cô phần. Sau quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp Nhà nước trước đây đi theo hai xu hướng: (i) Một số tiếp tục phát triển do nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có thêm vốn từ khu vực tư nhân; (ii) Nhiều doanh nghiệp bị các hãng nước ngoài thôn tính tiếp tục hoạt động hoặc đóng cửa để thực hiện độc quyền sản xuất, buộc người dân Ba Lan phải sử dụng sản phẩm của các hãng nước ngoài. Các doanh nghiệp Nhà nước ở Ba Lan tốn tại dưới 3 hình thức chính: Công ty cổ phần có sự tham gia vốn của Nhà nước (Nhà nước chỉ nắm 30 – 40% cổ phần nhưng là cổ phần “vàng”, Nhà nước vẫn có khả năng chi phối), công ty cổ phấn do Nhà nước chi phối (Nhà nước năm giữ đa số cổ phần), công ty l00% vốn Nhà nước.
Ở Việt Nam, CPHDNNN là một nội dung quan trọng trong chủ trương đổi mới doanh nghiệp Nhà nước gắn với đổi mới nền kinh tế nói chung. Theo Nghị định 109/2007/NÐ-CP ngày 6/6/2007, cố phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đề cập là “việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005”. Đển năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2011 ngày 16/7/2011 và sau đó là Nghị định 116/2015/NÐ CP ngày 11/11/2015 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Tại khoản 1 điều 1 của nghị định này nêu rõ khái niệm cổ phấn hóa như sau: “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chyền đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.”
Như vậy, CPHDNNN là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) sang thành hình thức công ty cổ phần, chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Với khái niệm này, đối tượng của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chỉ là doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốn Nhà nước. Các loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối không phải đối tượng của cổ phần hóa. Các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ được chuyển đổi thành công ty cổ phần, là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thái cổ phần. Từ những nội dung trên, có thể đưa ra khái niệm cổ phần hóa như sau: “Cố phần hóa là quá trình thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu”.
Việc CPHDNNN nhằm hướng đến một số mục đích sau đây:
– Góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình tiếp tục đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường, nâng cao tính năng động, sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nói chung, của khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói riêng;
– Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân các tố chức kinh tế, tô chức xã hội trong và ngoài nước, để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh, hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường, tạo thêm việc làm, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước;
– Thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và kinh tế nhà nước, đổi mới – căn bản quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và phương thức hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tể;
– Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sở hữu cổ phần, tạo động lực làm việc, nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người lao động.
Các doanh nghiệp Nhà nước có thể thực hiện cổ phần hóa theo một trong những hình thức sau:
– Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có trong doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;
– Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa – bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ;
– Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Đặc điểm:
Là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Doanh nghiệp Nhà nước sau khi đã hoàn thành cổ phần hóa sẽ có địa vị pháp lý của công ty cổ phần. Khi đó tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như cơ chế pháp lý về thành lập, giải thể, phá sản, quyễn và nghĩa vụ của công ty, cơ chế quản lý, sẽ đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty cổ phần.
CPHDNNN là quá trình chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần. Nếu như trước khi cổ phần hóa, toàn bộ vốn của doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước thì sau khi tiến hành cổ phần hóa, vốn của doanh nghiệp không chỉ là của riêng Nhà nước mà còn là của các chủ sở hữu khác như người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Trong đó người lao động là chủ thực sự cho phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần.
CPHDNNN là biện pháp duy trì một phần sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản xuất dưới hình thức công ty cổ phần. Thực tiễn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cho thấy Nhà nước không chuyển toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần mà chi chuyển một bộ phận doanh nghiệp không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân thành công ty cổ phần. Hiện nay, sau khi cổ phần hóa thi Nhà nước vẫn thường là một cổ đông trong doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết về Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
> Xem thêm:
- Hợp đồng mua bán cổ phần hoặc phần vốn góp trong doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước theo Luật mới
- Ban kiểm soát trong Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp mới