Cách tính lương hưu theo tháng của người lao động quy định mới nhất

Cách tính lương hưu theo tháng của người lao động quy định mới nhất

Người lao động tham gia quan hệ lao động với vai trò là người làm công ăn lương nên điều quan trọng mà người lao động hướng đến trong mối quan hệ này là chế độ lương, thưởng. Trong quá trình lao động, người lao động sẽ được hưởng lương  định kỳ theo mức độ làm việc của người lao động hoặc theo sự thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động. Khi đến một độ tuổi nhất định mà pháp luật quy định thì người lao động có thể được hưởng lương hưu. Người lao động nghỉ hưu ở các năm khác nhau thì cách tính lương hưu lại khác nhau. Bên cạnh đó, người lao động tham gia vào các loại bảo hiểm xã hội khác nhau thì cách tính lương hưu cũng khác nhau. Để làm rõ mức hưởng lương hưu của người lao động một cách cụ thể và thực tế, Luật Phamlaw giới thiệu bài viết về mức lương hưu hàng tháng của người lao động từ năm 2021 trở đi:

Cach Tinh Luong Huu Theo Thang Cua Nguoi Lao Dong Quy Dinh Moi Nhat
Cách tính lương hưu theo tháng của người lao động quy định mới nhất

I. Mức hưởng lương hưu của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021 trở đi

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động trong trường hợp này được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%)hưởng lương hưu hằng tháng] x [Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội]

1. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng

Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Đối với lao động nam:

Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu trong khoản thời gian từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ (%) hưởng lương hàng tháng là 45%.

Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ (%) hưởng lương hàng tháng là 45%.

Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ:

Nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ (%) hưởng lương hàng tháng là 45%.

Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Lưu ý: Trường hợp người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định theo quy định tại Điều 62, Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Ngoài ra, nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

II. Mức hưởng lương hưu của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2021 trở đi

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động trong trường hợp này được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng] x [Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội]

1. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng

Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Đối với lao động nam:

Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu trong khoản thời gian từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ (%) hưởng lương hàng tháng là 45%.

Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ (%) hưởng lương hàng tháng là 45%.

Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ:

Nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ (%) hưởng lương hàng tháng là 45%.

Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP).

Ngoài ra, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: >>>  Quy định tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động hiện hành

Rate this post