Tiền lương là gì? Cách tính tiền lương

Tiền lương là gì? Cách tính tiền lương

Tiền lương là gì?

Một trong những vấn đề người lao động quan tâm hơn cả khi tham gia quan hệ lao động đó chính là tiền lương thực tế mà họ nhận được. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tiển lương, cách tính tiền lương để có thể bảo vệ quyền lợi cho mình. Vậy tiền lương là gì? Cách tính tiền lương như thế nào theo quy định của Bộ luật Lao động 2019? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Dưới những cách tiếp cận ở cách thời kỳ, mỗi quốc gia khác nhau, tiền lương cũng được hiểu theo những cách khác nhau.

Ở Pháp“Sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động.”

Ở Đài Loan, “Tiền lương được hiểu là mọi khoản thù lao mà người công nhân nhận được do làm việc, bất luận là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng, theo sản phẩm.”

Ở Việt Nam, tiền lương được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo góc độ kinh tế, tiền lương được biểu hiện bằng giá trị của sức lao động, đây là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động kho hoàn thành công việc theo thỏa thuận.

Dưới góc độ pháp lý, tiền lương cũng được quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phục cấp lương và các khoản bổ sung khác”

Theo quy định trên thì tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và diều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động và bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật.

Tiền lương bao gồm: Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Tiền lương được coi là động lực chính để người lao động làm việc cho người sử dụng lao động, bởi vậy nếu người sử dụng lao động trả lương cho người lao động một cách tương xứng với sức lao động của họ phải bỏ ra thì mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được gắn kết lâu dài; nếu ngược lại sẽ dễ bị rạn nứt, đổ vỡ và sớm đi đến chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài khoản tiền lương mà người lao động được trả khi làm việc thì tiền thưởng cũng là khoản tiền mà người lao động nhận được. Đó là khoản tiền bổ sung cho tiền lương với mục đích nhằm kích thích người lao động làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời từ đó giúp cho người sử dụng lao động giữ chân được ngươi lao động, thu hút được người tài và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên đây không phải là khoản tiền bắt buộc mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động, người sử dụng sẽ quyết định cơ chế thưởng dựa trên kết quả và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Tien Luong La Gi Cach Tinh Tien Luong Theo Quy Dinh Moi
Tiền lương là gì? Cách tính tiền lương theo quy định mới

2. Kỳ hạn trả lương

Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

  • Hưởng lương theo giờ, ngày, tuần: Người lao động được trả sau giwof, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp 1 lần
  • Hưởng lương tháng: Người lao động được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần
  • Hưởng lương theo sản phẩm, theo khoản: Người lao động được trả lương theo thỏa thuận của hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm.

3. Cách tính tiền lương:

3.1 Tiền lương theo thời gian (theo giờ, ngày, tuần hoặc theo tháng)

Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn cách tính tiền lương như sau:

  • Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc:
Tiền lương=       Tiền lương 1 tháng đã thỏa thuận trong hợp đồng
  • Tiền lương tháng được trả cho một tuần làm việc: Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng
Tiền lương= Tiền lương thángx     12 tháng:    52 tuần
  • Tiền lương trả cho một ngày làm việc: Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng
Tiền lương= Tiền lương tháng:    Số ngày làm việc bình thường (Số ngày làm việc bình thường trong tháng được thực hiện theo quy định của pháp luật do doanh nghiệp lựa chọn)
  • Tiền lương được trả cho một giờ làm việc: Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày
Tiền lương= Tiền lương ngày:     8 giờ

(Số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định Điều 105 Bộ luật Lao động 2019)

3.2 Tiền lương trả theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao

Tiền lương= Số lượng sản phẩmx   Đơn giá sản phẩm

Ví dụ: Tháng 5/2020, anh An hoàn thành 60 chiếc mũ, đơn giá một chiếc mũ là 50.000 đồng.

Như vậy, tiền lương tháng của anh An là: 60   x   50.000 = 3.000.000 đồng

  • Tiền lương khoán:

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Tiền lương khoán= Mức lương khoán        x    Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc

Ví dụ: Chị Minh được Công ty A khoán cho hoàn thành 400 chiếc áo với mức lương khoán 50 triệu đồng hoàn thành trong 30 ngày. Đến hạn, chị Minh mới hoàn thành được 80% sản phẩm.

Như vậy, tiền lương khoán của chị Minh là: 50.000.000 x 80% = 40.000.00 đồng

3.3 Tiền lương trả trong một số trường hợp đặc biệt

Thông thường, người lao động phải đi làm mới được trả lương và tiền lương được tính theo công thức trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người lao động nghỉ làm vẫn được hưởng lương hoặc đi làm và được trả lương với mức cao hơn. Cụ thể:

  • Tiền lương làm thêm theo thời gian: Người lao động được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc ít nhất bằng 150%, 200% hoặc 300% dựa vào thời điểm làm thêm
  • Tiền làm thêm vào ban đêm: Người lao động được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc ngày làm bình thường.
  • Tiền lương trong trường hợp người lao động phải ngừng viêc do lỗi của người sử dụng lao động: Người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Ngoài ra, vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế: Tiền lương theo thỏa thuận của các bên nhưng đảm bảo:

Ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: Tiền lương ngừng việc không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Ngừng việc trên 14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, dựa vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà tiền lương sẽ có cách tính riêng tùy vào từng trường hợp. Người lao động cần căn cứ theo quy định pháp luật về tiền lương cũng như cách tính lương để có thể bảo vệ được quyền lợi cho mình khi tham gia vào quan hệ lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Tiền lương là gì? Cách tính tiền lương theo quy định mới hiện hành. Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn của Phamlaw để được hỗ trợ cụ thể.

Xem thêm: >>> Lương, thưởng của người lao động theo Bộ luật Lao động mới

Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)