Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Tóm tắt câu hỏi về: Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Xin chào Luật sư PhamLaw! Tôi có câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn như sau: Tôi là nhân viên công ty X, do sắp tới công ty X sẽ làm giải thể doanh nghiệp nên hết tháng này tôi và công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời chốt sổ bảo hiểm và trả sổ bảo hiểm xã hội cho tôi. Tuy nhiên, gần đây tôi nghe được từ các đồng nghiệp khác về việc công ty chưa thanh toán đủ tiền bảo hiểm hàng tháng cho tôi, mặc dù hàng tháng đều trừ tiền bảo hiểm vào lương của chúng tôi. Tôi rất lo lắng về việc quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng do công ty còn nợ bảo hiểm xã hội. Vậy đề nghị Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, quyền lợi của người lao động có bị ảnh hưởng?
Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, quyền lợi của người lao động có bị ảnh hưởng?

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Hòm thư tư vấn và hỗ trợ dịch vụ của Công ty Luật PhamLaw. Thông qua những nội dung thông tin chị cung cấp, chúng tôi hiểu rằng chị đang muốn được tư vấn về việc doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội thì quyền lợi của người lao động, trong trường hợp này là chị, có bị ảnh hưởng hay không? Và chúng tôi xin được tư vấn đến chị như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

2. Nội dung tư vấn

Là một công cụ để Nhà nước Việt Nam điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện phân phối lại thu nhập một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư và bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Với ý nghĩa: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế là 3 chính sách giữ vai trò trụ cột, bền vững trong hệ thống an sinh xã hội, Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội định nghĩa, “bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, khi tham gia bảo hiểm xã hội, và đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm xã hội có thẻ được hưởng các chế độ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định”.

Như vậy, có 02 loại bảo hiểm xã hội, là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện, đối với từng loại bảo hiểm khác nhau, các chế độ liên quan cũng không giống nhau. Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình do Nhà nước tổ chức buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Cụ thể, trong trường hợp này, quan hệ giữa chị và công ty là quan hệ lao động, do đó, theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có nghĩa vụ lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, đồng thời, đóng 18% trên quỹ lương và trích tiền lương hàng tháng (8%) của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động đã trích tiền lương người lao động đóng bảo hiểm xã hội nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội là hành vi chiếm dụng tiefn bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong khi đó, về nguyên tắc, mức hưởng bảo hiểm xã hội được xác định trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, pháp luật cũng quy định rõ như sau:

  • Doanh nghiệp khi giải thể, phá sản phải thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, nếu còn nợ tiền bảo hiểm xã hội, và người lao đội chuyển nơi làm việc thì cơ quan có thẩm quyển sẽ xác nhận thời gian đóng bảo hiểm trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới; đồng thời sau khi thu hồi được khoản nợ BHXH của doanh nghiệp thì sẽ xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH cho người lao động;
  • Trường hợp doanh nghiệp thực sự khó khăn dẫn đến nợ BHXH, giám đốc doanh nghiệp phải có văn bản cam kết trả đủ tiền nợ BHXH và thực hiện đóng trước BHXH cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì Giám đốc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

 

4.4/5 - (5 bình chọn)