Chia thừa kế theo pháp luật
Cách chia thừa kế theo pháp luật đúng quy định là như thế nào? Cùng Phamlaw tìm hiểu vấn đề chia thừa kế này ở bài viết dưới đây.
Câu hỏi: Kinh chào các Luật sư, tên tôi là Lê Thị M, tôi xin được hỏi Luật sư vấn đề như sau: Gia đình tôi có hai chị em, mẹ tôi mất từ khi tôi 15 tuổi, từ đó đến nay bố tôi vẫn một mình gà trống nuôi con, không đi thêm bước nữa. Bố tôi có một căn nhà trên diện tích 1000m2 ở quê, hồi nhỏ cả gia đình tôi sống ở đó, lớn lên chúng tôi lập gia đình và lên thành phố sống, bố tôi cũng sống cùng chị em tôi trên thành phố nên diện tích đất này nhờ một người bà con trong họ trông nom hộ. Đầu năm 2017, bố tôi bị cảm và mất đột ngột nên không để lại di chúc phân chia di sản cho chị em tôi. Tôi có tìm hiểu thì được biết trường hợp của gia đình tôi phải chia thừa kế theo pháp luật nhưng tôi cũng chưa rõ lắm về vấn đề này.
Vậy Luật sư có thể cho tôi biết Pháp luật hiện hành quy định thế nào về chia thừa kế theo quy định pháp luật? Đối với trường hợp của gia đình tôi thì sẽ chia thừa kế như thế nào cho hợp pháp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Tôi xin thay mặt Phamlaw gửi lời cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho hộp thư tư vấn của Công ty, về vấn đề thừa kế thep pháp luật mà bạn đang phân vân, thắc mắc, tôi xin được giải đáp như sau:
Theo quy định của pháp luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 xác định cụ thể quyền chia thừa kế của cá nhân
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Hiện nay, Pháp luật quy định các loại hình thừa kế như thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế.
Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
– Thứ nhất, là thừa kế mà người để lại di sản không có di chúc không có di chúc.
– Thứ hai, di chúc của người để lại di sản thừa kế không hợp pháp.
– Thứ ba, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Thứ tư, những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài các trường hợp trên, pháp luật còn quy định thêm một số trường hợp được quyền chia thừa kế theo pháp luật đối với những di sản như:
- Phần di sản thừa kế không được định đoạt trong di chúc.
- Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Nếu thừa kế theo di chúc thì người được nhận di sản là người được người để lại thừa kế phân chia trong di chúc nhằm định đoạt quyền tài sản của mình thì những người được chia thừa kế theo pháp luật phải chia theo hàng thừa kế. Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định các hàng thừa kế gồm
- hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đối với trường hợp của gia đình chị, như chị đã trình bày là bố chị mất đột ngột nên không để lại di chúc, vì vậy việc chia thừa kế 1000m2 trên sẽ chia theo pháp luật. Lưu ý, chị cần xác định xem diện tích đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố chị hay không, nếu đã đứng tên bố chị thì việc chia di sản sẽ dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện. Như quy định về hàng thừa kế trên, nếu mẹ chị đã mất, ông bà thân sinh ra bố chị cũng không còn và bố chị cũng không còn người con đẻ, con nuôi nào khác ngoài 2 chị em chị thì 2 chị em chị sẽ là người thừa kế duy nhất được hưởng di sản của bố chị để lại. Về nguyên tắc, diện tích trên sẽ được chia làm hai phần bằng nhau, mỗi người sẽ được hưởng 500m2 đất. Tuy nhiên, nếu có thỏa thuận khác thì hai chị em chị sẽ thống nhất với nhau bằng văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế di sản và công chứng của Văn phòng công chứng nhằm xác nhận quyền mỗi người đối với diện tích đất bố chị để lại.
Trên đây là phần tư vấn của Phamlaw đối với trường hợp của gia đình chị về vấn đề “Chia thừa kế theo pháp luật”, nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào còn băn khoăn, chị và gia đình có thể liên hệ trực tiếp lên tổng đài tư vấn Pháp luật chuyên sâu 19006284 của chúng tôi hoặc qua số hotline 0973938866 để được tư vấn, hỗ trợ về các dịch vụ pháp lý khác.
xem thêm: luật thừa kế đất đai không có di chúc