Hồ sơ, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân

Hồ sơ, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân

Thứ nhất: về hồ sơ giải quyết tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp gồm có: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai biên bản hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; tài liệu khác liên quan đến việc tranh chấp đất đai (Nếu có, ví dụ: bản vẽ hiện trạng nhà đất chứng thực nghĩa vụ tài chính hồ sơ trích đo địa chính…). Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp của người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lần đầu, khi yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết lần 2 hai giải quyết thì ngoài các tài liệu nêu trên, trong hồ sơ có thêm quyết định giải quyết tranh chấp của người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu.

Ho So Tham Quyen Giai Quyet Tranh Chap Dat Dai Tai Uy Ban Nhan Dan
Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp phải ghi rõ ngày, tháng, năm tranh chấp;

Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải thể hiện nội dung tranh chấp: diện tích, vị trí tranh chấp; quá trình sử dụng đất; các tài liệu gửi kèm nhằm Chứng minh nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất như địa bộ, bằng khoán Điền thổ, giấy tờ chuyển nhượng đất đai, biên lai nộp thuế. Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp phải ghi rõ ngày, tháng, năm tranh chấp; tên và địa chỉ của người tranh chấp; tên địa chỉ của tổ chức cá nhân bị tranh chấp; nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu giải quyết của người tranh chấp. Đơn phải do người tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ .Người đứng đơn phải đủ tư cách pháp lý và đủ năng lực hành vi dân sự.

Các tài liệu Gửi kèm đơn là bản chính hoặc bản sao có công chứng chứng thực. Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp được gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.

 Khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu, nếu là tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì người có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu là tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau, hộ gia đình, cộng đồng dân dân cư thì người có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

khi yêu cầu giải quyết tranh chấp lần 2 nếu lần 1 thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện thì người có yêu cầu nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu lần 1 thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh thì người có yêu cầu nộp hồ sơ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thứ hai: về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân

Căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp.”

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được hướng dẫn bởi các Điều 89, 90 và 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Thời hiệu giải quyết tranh chấp lần hai và hiệu lực thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được hướng dẫn bởi Khoản 58 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hồ sơ, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân” đang được rất nhiều công dân Việt Nam quan tâm. Quý bạn đọc còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật Đất đai 1900 6284, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

> Xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)