Hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của doanh nghiệp
Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Doanh nghiệp tôi đang muốn thực hiện hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh, tuy nhiên chúng tôi nghe nói hoạt động này chỉ có các tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện. Cho tôi hỏi như vậy có đúng không? Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi.
Doanh nghiệp trân trọng cảm ơn!
(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw)
Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)
Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:
Hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của doanh nghiệp
Trên thực tế, hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của doanh nghiệp làm phát sinh nhiều tranh cãi về bản chất pháp lý của hoạt động này. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có thực hiện hoạt động cho vay hoặc cấp bảo lãnh, đặc biệt là trong một nhóm công ty hoặc trường hợp công ty mẹ cho vay hoặc cấp bảo lãnh cho công ty con. Các hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh như vậy được thực hiện nhiều lần nhưng bắt buộc phải nhằm mục đích sinh lợi.
Thời điểm Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thì không có bất kỳ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nào ghi nhận hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nếu không phải là tổ chức tín dụng. Chính vì vậy một câu hỏi được đặt ra trên lĩnh vực pháp lý là liệu hoạt động cho vay hoặc cấp bảo lãnh như vậy có được coi là hoạt động ngân hàng hay không? Trường hợp cho vay và cấp bảo lãnh được coi là hoạt động ngân hàng thì đây sẽ là một hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải có giấy phếp hoạt động ngân hàng của ngân hàng nhà nước.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của doanh nghiệp: “Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn”. Căn cứ theo quy định này thì việc sử dụng vốn có thể bao gồm cả việc cho vay lại. Bên cạnh đó, quyền tự chủ trong việc cho vay được thể hiện rõ hơn ở thẩm quyền của các cơ quan quản lý doanh nghiệp. Có thể lấy ví dụ tại một số điều luật như sau:
Tại điểm c và d khoản 2 Điều 55 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
“2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
…
c) Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”.
Theo đó Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thẩm quyền thông qua hợp đồng vay/cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định trong điều lệ).
Ngoài ra Luật doanh nghiệp còn có một số quy định tương tự tại các điều luật sau:
Điểm e Khoản 1 Điều 76:
“1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:
…
e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;”
Điểm h khoản 2 Điều 153:
“2. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
…
h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này;”
Vấn đề về bảo lãnh không được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên đây là hoạt động được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015, theo đó Điều 335 có quy định:
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Về hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng thì được quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 14 Văn bản hợp nhất 07/2017/VBHN-VPQH về hợp nhất Luật Các tổ chức tín dụng do Văn phòng Quốc hội ban hành định nghĩa như sau:
“12. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
“14. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
Như vậy hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phải có hai điều kiện sau: Hoạt động thường xuyên và bao gồm ngoài những hoạt động khác, hoạt động cho vay và bảo lãnh. Định nghĩa này có thể hiểu nếu hoạt động cho vay hoặc cấp bảo lãnh không mang tính thường xuyên thì đó không phải là hoạt động ngân hàng. Theo đó việc công ty mẹ cho vay hoặc cấp bảo lãnh cho công ty con để phục vụ cho các dự án cụ thể theo nhu cầu của công ty con không nên được xếp vào là một hoạt động ngân hàng cần được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng của ngân hàng nhà nước.
Trên đây là bài viết tư vấn về thắc mắc của Quý khách về: “Hoạt động cho vay và cấp bảo lãnh của doanh nghiệp”. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866; 091 611 0508 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
> xem thêm:
- thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên
- hồ sơ giải thể công ty
- Thủ tục giải thể công ty cổ phần
- thủ tục giải thể công ty tnhh