Xử lý hành vi xâm phạm tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trái phép bị xử lý như thế nào?

Tài nguyên thiên nhiên là gì?

Tài nguyên thiên nhiên được hiểu cơ bản chính là nguồn của cải vật chất nguyên khai, tài nguyên thiên nhiên được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống (cụ thể chúng ta có thể kể đến như rừng cây, các động thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu khí,…). Tài nguyên thiên nhiên cũng là một bộ phận thiết yếu của môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng có quan hệ chặt chẽ với môi trường.

Tai Nguyen Thien Nhien La Gi
Tài nguyên thiên nhiên là gì?

Hành vi nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trái phép?

Nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là các hoạt động của con người nhằm tác động vào thiên nhiên nhằm thu lại lợi ích từ các loại tài nguyên.

Nhà nước ban hành các quy định pháp luật để quản lý hoạt động khai thác tài nguyên, việc không tuân thủ theo các quy định, không có sự cho phép từ cơ quan quản lý của cá nhân, tổ chức sẽ bị coi là hành vi trái phép.

Hình phạt cho người phạm tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Hình phạt chính

Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Hiình phạt này áp dụng cho người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi hoặc đã bị kết án về các hành vi vi phạm nêu trên, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Hình phạt áp dụng nếu bạn phạm tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

Có tổ chức;

Gây sự cố môi trường;

Làm chết người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Ngoài các trường hợp được liệt kê tại các khung hình phạt trên, việc quyết định hình phạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Điển hình như việc người phạm tội có hay không những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tội phạm theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Do vậy, tuy người phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu như có những tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhân thân tốt hay có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngược lại, nếu có những tình tiết tăng nặng theo quy định, trong quá trình xét xử Toà án có thể nhận thấy được, quyết định hình phạt có nâng cao hơn so với khung hình phạt.

Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

Hình phạt bổ sung này chỉ áp được áp dụng khi hình phạt chính áp dụng không phải là phạt tiền.

Hình phạt cho pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Hình phạt chính

Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng

Hình phạt này áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%

Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Hình phạt này áp dụng cho pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên.

Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.

Có tổ chức.

Gây sự cố môi trường.

Làm chết người.

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 12% trở lên.

Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Ngoài các trường hợp được liệt kê tại các khung hình phạt trên, việc quyết định hình phạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Điển hình như việc pháp nhân thương mại phạm tội có hay không những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tội phạm theo quy định tại Điều 84, Điều 85 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Do vậy, tuy pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu như có những tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhân thân tốt hay có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngược lại, nếu có những tình tiết tăng nặng theo quy định, trong quá trình xét xử Toà án có thể nhận thấy được, quyết định hình phạt có nâng cao hơn so với khung hình phạt.

Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Chủ thể Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khách thể Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được thể hiện qua các quy định của pháp luật.

Đối tượng tác động của tội phạm là tài nguyên nước, dầu khí hoặc các loại khoáng sản khác như: than, cát, quặng kim loại…

Mặt chủ quan Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Cá nhân, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mặt khách quan Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được thực hiện bằng hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam.

Hành vi vi phạm này có thể là hoạt động thăm dò, khai thác (đá quý, vàng cao lanh; pyrit sắt…) không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc tuy có giấy phép nhưng không đúng với nội dung đã ghi trong giấy phép.

Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Các hành vi nêu trên chỉ cấu thành tội phạm này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Thu lợi bất chính từ việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)