Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, số lượng người nước ngoài cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến và trở về Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, sinh sống, làm việc,… ngày càng lớn. Vậy quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề  này như thế nào? Phamlaw xin được hỗ trợ các quy định mới nhất về vấn đề này như sau:

Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 có quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam. Tại khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật này quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có nêu: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mặt khác, khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, họ phải có đẩy đủ đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Đánh giá: Pháp luật Việt Nam có thêm quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở. Vấn đề này quy định cụ thể tại khoản 2 điểm b điều 8 Luật nhà ở 2014 và tại khoản 2, điều 7 Luật nhà ở 2014 (Quý khách hàng nên tham khảo kĩ các điều luật nêu trên) Và có thể nói, đây cũng là một điểm mới cho luật nhà ở 2014 so với Luật nhà ở trước đây. Luật nhà ở 2014 đã mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực cho đầu tư, phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật TNHH PhamLaw về câu hỏi trên. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty Luật TNHH PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, 091 611 0508. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)