Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy trình mới nhất.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 phá sản và giải thể là hai hình thức được áp dụng để “khai tử” cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là hai thủ tục pháp lý có bản chất pháp lý và trình tự thủ tục hoàn toàn khác nhau.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, còn phá sản sẽ được thực hiện tại tòa án. Theo quy định của Luật Phá sản thì chỉ có những đối tượng sau đây được nộp đơn tại Tòa án:

– Chủ nợ: Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm 1 phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

– Đại diện người lao động: Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không được trả lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

– Doanh nghiệp mắc nợ: Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Trường hợp doanh nghiệp mắc nợ nộp đơn thì phải kèm các giấy tờ tài liệu sau:

  • Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mắc nợ, trong đó giải trình rõ nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến tính trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
  • Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
  • Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
  • Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
  • Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản…
  • Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp

Bên cạnh 3 chủ thể được quyền nộp đơn nêu trên, Luật Phá sản 2014 còn có quy định thêm một số chủ thể khác: “Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định…”

Theo Điều 8, Luật Phá sản 2014 Đơn yêu cầu giải quyết đơn tuyên bố phá sản doanh nghiệp được nộp tại Tòa án có thẩm quyền như sau:

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
Nop Don Yeu Cau Tuyen Bo Pha San Doanh Nghiep
Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Với nội dung mẫu đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp như sau:

Mẫu 01: Dành cho chủ nợ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

…………(1), ngày……….tháng……….năm……….

 

ĐƠN YÊU CẦU

MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Kính gửi: Tòa án nhân dân tỉnh ……………………………….

 

Người yêu cầu:

Họ và tên:(2)………………………………………………………………………….

Địa chỉ:(3)……………………………………………………………………………

Doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Tên doanh nghiệp, hợp tác xã:(4)……………………………………………………

Trụ sở:………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật:(5)……………………………………………………

Nội dung:

– Các khoản nợ đến hạn:(6)

………………………………………………………………………………………

– Quá trình đòi nợ:(7)

………………………………………………………………………………………

– Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản:(8)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

                                                                                     Người yêu cầu(9)

                                                                (Ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn sử dụng mẫu 01

(1) Ghi địa điểm làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng ….. năm……).

(2) Nếu người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là cá nhân thì ghi họ, tên, năm sinh, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp. Nếu người yêu cầu mở thủ tục phá sản là pháp nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân…thì ghi họ, tên, chức vụ (nếu có) người đại diện theo pháp luật của mình.

(3) Ghi địa chỉ trụ sở chính nếu là pháp nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân…, nếu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú.

(4) Ghi tên doanh nghiệp, hợp tác xã; ghi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã.

(5) Ghi họ, tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã, chức vụ của họ.

(6) Ghi cụ thể các khoản nợ mà doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thanh toán bao gồm khoản nợ đã đến hạn, khoản nợ chưa đến hạn, khoản nợ có bảo đảm, khoản nợ không có bảo đảm, nếu là khoản nợ có bảo đảm thì ghi rõ tài sản bảo đảm, địa chỉ tài sản bảo đảm.

(7)  Ghi rõ thời gian (ngày, tháng, năm) chủ nợ có văn bản đòi nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã.

(8) Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có chủ nợ yêu cầu.

(9) Nếu người yêu cầu mở thủ tục phá sản là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ và ghi họ tên của người đó; nếu người yêu cầu mở thủ tục phá sản là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân…thì người đại diện theo pháp luật ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân.

Đơn gửi kèm theo các tài liệu đính kèm:…

…………………….

Sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy có đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án thông báo cho người nộp đơn tiền tạm ứng án phí phá sản. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình tiền tạm ứng án phí phá sản. Vụ việc sẽ được đưa vào quy trình giải quyết của Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo trình tự và quy định mới. Quý khách hàng, Quý bạn đọc còn có những vướng mắc cần được hỗ trợ giải đáp, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu của 1900 6284 công ty Luật TNHH Phamlaw. Để được hỗ trợ về dịch vụ giải thể doanh nghiệp hoặc phá sản, vui lòng kết nối số hotline 097 393 8866; 091 611 0508, Phamlaw luôn sẵn sàng phục vụ.

—————————————

Bộ phận tư vấn pháp lý doanh nghiệp – Công ty Luật Phamlaw

xem thêm:

 

 

 

Rate this post