Xử lý hình sự khi không tiến hành giải thể doanh nghiệp

Có rất nhiều câu hỏi của Quý khách hàng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật của Phamalw để hỏi nội dung có xử lý hình sự khi không tiến hành giải thể doanh nghiệp hay không. Phamlaw cung cấp cho Quý khách hàng nội dung trả lời của câu hỏi trên theo quy định mới nhất hiện hành để Quý khách hàng có thể tham khảo.

Xu Ly Hinh Su Khi Khong Tien Hanh Giai The Doanh Nghiep
Xử lý hình sự khi không tiến hành giải thể doanh nghiệp

Luật áp dụng:

  • Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Luật Doanh nghiệp năm 2014.
  • Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Một số lưu ý khi xử lý hình sự khi không tiến hành giải thể doanh nghiệp:

Về nguyên tắc:

  • Không xử lý hình sự khi không tiến hành giải thể. Chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn tới giải thể có thể là ý chí chủ quan của chủ doanh nghiệp khi doanh nghiệp không đạt được và cũng có thể xuất phát từ ý chí của nhà nước khi mà điều kiện tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc do doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Mục đích của giải thể là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, việc này sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm mới là quan hệ pháp luật hình sự. Hành vi không tiến hành giải thể của doanh nghiệp không làm ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước. Vì vậy, khi doanh nghiệp không tiến hành giải thể thì không xử lý hình sự.
  • Chỉ xử lý hình sự khi doanh nghiệp trốn thuế hoặc có dấu hiệu trốn thuế. Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Hành vi trốn thuế có thể là một trong các hành vi sau:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán,
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
  • Trốn thuế từ 100 triệu trở lên thì có thể bị xử lý hình sự.
  • Xử lý hành chính khi không tiến hành giải thể. Tuy không bị xử lý hình sự nhưng đối với hành vi không tiến hành giải thể, có thể bị xử lý hành chính. Căn cứ vào Điều 36 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho thấy:

–  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không tiến hành thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bắt buộc giải thể;

+ Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

+ Buộc gửi quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động đối với hành vi vi phạm.

Như vậy, đối với việc không tiến hành giải thể, doanh nghiệp sẽ không bị xử lý hình sự (trừ khi việc không tiến hành giải thể doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế), nhưng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Phamlaw về việc “xử lý hình sự khi không tiến hành giải thể doanh nghiệp” mang tính chất tham khảo. Quý khách hàng, Quý doanh nghiệp và bạn đọc nếu còn vướng mắc với nội dung trên hoặc có các vướng mắc khác có liên quan đến pháp lý vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6284. Để được hỗ trợ các dịch vụ thủ tục về giải thể doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp vui lòng kết nối hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508. Phamlaw hỗ trợ 24/7.

> xem thêm:

 

 

 

 

 

 

5/5 - (2 bình chọn)