Tập trung kinh tế theo quy định pháp luật hiện hành
Khái niệm tập trung kinh tế
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng không đưa ra khái niệm mang tính khái quát để định nghĩa hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế. Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 thì tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các hình thức tập trung kinh tế ở Việt Nam nhìn chung giống với các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật các nước trên thế giới và cũng coi là con đường dẫn tới củng cố và gia tăng sức mạnh thị trường.
Trong kinh tế học và khoa học pháp lý, khái niệm tập trung kinh tế tại Việt Nam được xem xét với ba cách tiếp cận cơ bản.
Một là, với tính chất là quá trình gắn liền với việc hình thành và thay đổi của cấu trúc thị trường, tập trung kinh tế trên thị trường được hiểu là quá trình mà số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất
Hai là, với tính chất là hành vi của các doanh nghiệp, tập trung kinh tế (còn gọi là tập trung tư bản) được hiểu là tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản lại. Tư bản được hiểu là các giá trị kinh tế trên thị trường được sử dụng để tìm kiếm giá trị thặng dư như vốn, công nghệ, trình độ quản lý..) hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác. Khái niệm này đã không đưa ra các biểu hiện cụ thể của tập trung kinh tế, nhưng lại cho thấy bản chất và phương thức của hiện tượng.
Ba là, dưới góc độ pháp luật, Luật Cạnh tranh năm 2004 không quy định thế nào là tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, khoản 3 Điều 3 khẳng định tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh.
Mục đích của tập trung kinh tế
Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô ngày càng lớn. Thực tế này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu vì tập trung kinh tế luôn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Những mục đích chính của tập trung kinh tế, đó là:
– Tập trung kinh tế giúp cho doanh nghiệp tạo ra mô hình kinh doanh lớn nhằm tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô
– Tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác mà doanh nghiệp không mong muốn
– Tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm
– Triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hoá hoạt động
– Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chiếm được chỗ đứng trên thị trường
-Tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới.
Hình thức tập trung kinh tế
Căn cứ theo quy định tại điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế Luật cạnh tranh 2018 quy định cụ thể:
“1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.”
Sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Theo pháp luật cạnh tranh, sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường có thể dẫn đến thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh.
Hợp nhất doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Như vậy, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Mua lại doanh nghiệp
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Có một số ý kiến cho rằng mua lại toàn bộ doanh là hình thức sáp nhập doanh nghiệp bởi khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản của doanh nghiệp, được hưởng các quyền, nghĩa vụ và tính hợp pháp của doanh nghiệp đó. Về bản chất, việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp
Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
Có thể thấy, hành vi liên doanh có một sự khác biệt cơ bản so với hành vi hợp nhất doanh nghiệp đó là sau khi các doanh nghiệp góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vu, lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới thì địa vị pháp lý của các doanh nghiệp đó vẫn còn tồn tại.
Như vậy các hình thức tập trung kinh tế có những nét riêng của từng hình thức tuy nhiên dù hình thức nào chăng nữa thì đều dẫn đến kết quả là tương quan cạnh tranh trên thị trường sau khi tập trung kinh tế sẽ khác so với trước đó. Bởi lúc này, thị trường đột ngột xuất hiện doanh nghiệp, hoặc nhóm doanh nghiệp có tiềm lực kinh doanh lớn hơn trước mà không phải trải qua quá trình tích tụ tư bản. Vị trí của các doanh nghiệp còn lại trong quá trình cạnh tranh sẽ giảm đi trước doanh nghiệp được hình thành từ tập trung kinh tế.
Trên đây là câu trả lời chi tiết của Luật sư PhamLaw đã theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào vui lòng kết nối đến số hotline để được tư vấn luật nhanh chóng nhất!
Xem thêm: