Giải thể doanh nghiệp là gì?

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Hiện nay, Việt Nam ghi nhận nhiều cách thức để doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường kinh doanh và giải thể là một trong những cách thức mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Tuy việc, việc giải thể doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ sở hữu khác có liên quan đến doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp là một hoạt động phức tạp, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể thực được. Việc hiểu đúng khái niệm giải thể doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc thực hiện đúng quy trình và thủ tục giải thể doanh nghiệp. Dưới đây, Luật Phamlaw sẽ giải đáp khái niệm này theo quy định pháp luật mới nhất để Quý khách hàng có thể tham khảo.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2. Nội dung tư vấn

Nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp rất đa dạng, có thể xuất phát từ thu lợi nhuận không cao, công ty kinh doanh thua lỗ hoặc doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do vi phạm pháp luật, mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp dẫn đến các chủ doanh nghiệp tự quyết định giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù giải thể với lý do gì thì doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi doanh nghiệp đó bảo đảm và thực sự thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết mọi hợp đồng đã ký kết. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp giải thể trước khi tiến hành chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường, phải hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ phát sinh đối với người lao động, thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ phát sinh từ giao dịch với bên thứ ba.

Giải thể doanh nghiệp là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 và Khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một công ty theo ý chí của công ty hoặc của các cơ quan có thẩm quyền. Hay nói cách khác giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Khi thực hiện xong thủ tục giải thể doanh nghiệp, tình trạng này sẽ được cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bị giải thể khi công ty kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; Theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Hay do công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty khi công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo pháp luật hiện hành thì giải thể doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, giải thể doanh nghiệp dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tiến hành các thủ tục giải thể thì mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phải chấm dứt, doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý các tài sản, thực hiện việc thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Hậu quả của việc giải thể doanh nghiệp đó là doanh nghiệp sẽ bị xóa tên khỏi sổ đăng ký doanh nghiệp. Kể từ thời điểm cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó không còn tồn tại trên thị trường nữa.

Thứ hai, giải thể doanh nghiệp là thủ tục mang tính hành chính. Việc giải thể doanh nghiệp do doanh nghiệp mà cụ thể là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Để chấm dứt sự tồn tại, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục, có thể kể đến như thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trả con dấu, nộp hồ sơ giải thể, xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký doanh nghiệp…

Thứ ba, giải thể doanh nghiệp mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc. Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân, tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Hội đồng thành viên của công ty TNHH, Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần đều có quyết định giải thể doanh nghiệp. Đó là trường hợp giải thể mang tính tự nguyện, theo ý chí của nhà đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định các trường hợp doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện để tiếp tục hoạt động hay vi phạm các quy định của pháp luật, chẳng hạn như: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, doanh nghiệp thành lập do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp…Trong trường hợp này, doanh nghiệp giải thể hoàn toàn theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phụ thuộc vào ý chí của nhà đầu tư.

Giải thể doanh nghiệp là một hiện tượng tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế – xã hội. Khi doanh nghiệp giải thể sẽ làm nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp cần phải giải quyết, đó là các quan hệ giữa doanh nghiệp với chủ nợ, giữa doanh nghiệp với người lao động,..Việc giải quyết kịp thời các vấn đề đó đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhanh chóng rút khỏi thị trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay, pháp luật về giải thể doanh nghiệp đã và đang góp phần ổn định trật tự kinh tế và làm lành mạnh môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình vận dụng pháp luật vào thực tiễn đã có không ít khó khăn, bởi vậy việc hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp là vô cùng quan trọng để phù hợp với xã hội và nhu cầu thực tế.

Để chấm dứt sự tồn tại tư cách pháp lý của doanh nghiệp, tránh rủi ro về sau cho doanh nghiệp, quý khách hàng nên tìm một hãng luật uy tín để giúp khách hàng tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, và chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi làm được điều đó cho khách hàng. Vui lòng liên hệ ngay Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất. Luật Phamlaw cam kết tư vấn và thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất với mức chi phí hợp lý nhất.

Giải thể doanh nghiệp là gì-Phamlaw

xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)