Trách nhiệm pháp lý liên quan đến chào bán chứng khoán tại Việt Nam

Trách nhiệm pháp lý liên quan đến chào bán chứng khoán tại Việt Nam

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, tôi có câu hỏi liên quan đến lĩnh vực chứng khoán mong được Quý luật sư giải đáp như sau: Khi một doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán thì doanh nghiệp này sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định của pháp luật?

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật chuyên sâu của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Trách nhiệm pháp lý liên quan đến chào bán chứng khoán tại Việt Nam
Trách nhiệm pháp lý liên quan đến chào bán chứng khoán tại Việt Nam

Trách nhiệm pháp lý liên quan đến chào bán chứng khoán tại Việt Nam

Tại khoản 1 Điều 118 Luật chứng khoán 2006 có quy định như sau:

“Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ theo quy định của điều luật này thì nguyên tắc chung được quy định theo Luật chứng khoán 2006 là tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực chúng khoán có thể sẽ phải chịu một trong ba loại trách nhiệm sau:

  • Trách nhiệm hành chính;
  • Trách nhiệm dân sự;
  • Trách nhiệm hình sự.

Theo quy định của Điều 17 Luật chứng khoán 2006 thì trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán được hướng dẫn cụ thể như sau:

“1. Tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

2. Tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người ký báo cáo kiểm toán và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.”

Tuy nhiên, Luật chứng khoán 2006 chưa có quy định nào cụ thể liên quan đến trách nhiệm pháp lý của tổ chức và cá nhân có liên quan đối với giao dịch chào bán chứng khoán riêng lẻ và giao dịch chào bán chứng khoán được miễn trừ không phải đăng ký chào bán ra công chúng. Mặc dù vậy trên thực tế các cơ quan quản lý nhà nước có thể áp dụng trên cơ sở tương tự các nguyên tắc tại Điều 17 Luật chứng khoán 2006 đối với hai giao dịch này.

*Phạm vi điều chỉnh

Luật chứng khoán 2006 điều chỉnh “hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán”. Hoạt động chứng khoán có thể bao gồm giao dịch chào bán chứng khoán tại Việt Nam và giao dịch chào bán chứng khoán tại nước ngoài. Như vậy thì trách nhiệm quy định tại pháp luật về chứng khoán có thể áp dụng với tổ chức và cá nhân nước ngoài và giao dịch chứng khoán diễn ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động chứng khoán cũng bao gồm các giao dịch chào bán chứng khoán được miễn trừ không phải đăng ký chào bán ra công chúng với Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Pháp luật chứng khoán hiện hành chủ yếu tập trung vào hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm liên quan đến các tài liệu không thuộc hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc riêng lẻ như thông cáo báo chí, các tài liệu công bố thông tin của công ty phát hành liên quan đến giao dịch chào bán chứng khoán ra công chúng, giao dịch chào bán chứng khoán riêng lẻ và giao dịch chào bán chứng khoán được miễn trừ không phải đăng ký chào bán ra công chúng không hoàn toàn rõ ràng.

*Tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm

Pháp luật chứng khoán quy định những tổ chức, cá nhân sau phải chịu trách nhiệm trong lĩnh vực chứng khoán như sau:

  • Công ty phát hành và các cá nhân có liên quan của công ty phát hành;
  • Tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán;
  • Người ký báo cáo kiểm toán;
  • Bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào xác nhận hồ sơ đăng lý chào bán chứng khoán ra công chúng.

*Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm

Các yếu tố sau có thể cấu thành hành vi vi phạm làm phát sinh trách nhiệm theo Điều 17 Luật chứng khoán 2006:

  • Thông tin không chính xác, không trung thực hoặc không đầy đủ: yếu tố này nghĩa là chủ thể vi phạm đã đưa ra thông tin không chính xác, không trung thực hoặc không đầy đủ trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Thông tin được ghi nhận trong hồ sơ sai sự thật và được coi là không chính xác và không trung thực. Bên cạnh đó, thông tin được coi là không đầy đủ nếu tài liệu trong hồ sơ có thông tin gây hiểu nhầm hoặc không có đầy đủ các nội dung quan trọng liên quan đến quyết định của nhà đầu tư.
  • Lỗi: Lỗi được coi là một yếu tố có thể cấu thành hành vi vi phạm, tuy nhiên đây là một vấn đề không rõ ràng trong việc xác định trách nhiệm của chủ thể vi phạm. Trong trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính, hầu như chủ thể vi phạm đều có lỗi cố ý. Trong trách nhiệm dân sự, lỗi cố ý có vẻ như không phải là yếu tố bắt buộc, lỗi vô ý cũng có thể dẫn đến trách nhiệm dân sự.

Trên đây là bài viết tư vấn về thắc mắc của Quý khách về vấn đề “Trách nhiệm pháp lý liên quan đến chào bán chứng khoán tại Việt Nam”. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

 

Rate this post