Doanh nghiệp nhà nước theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020

Doanh nghiệp nhà nước theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 có những đổi mới so với Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong đó có sự đổi mới về doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước sẽ có sự thay đổi về số vốn nhà nước sở hữu trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tăng phạm vi điều chỉnh của doanh nghiệp, tăng tính minh bạch công khai. Để nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này, Luật Phamlaw xin giới thiệu bài viết dưới đây:

Doanh Nghiep Nha Nuoc Theo Quy Dinh Luat Doanh Nghiep Nam 2020
Doanh nghiệp nhà nước theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020

I. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau:

Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Trong khi đó, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhìn nhận doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo đó có thể thấy được sự thay đổi lớn trong cách hiểu về doanh nghiệp nhà nước trong hai luật. Trong khi doanh nghiệp nhà nước tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ có thể hoạt động dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thánh viên với chủ sở hữu là Nhà nước thì hiện nay theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 doanh nghiệp nhà nước có thể tổ chức theo các loại hình sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Qua đó thấy được doanh nghiệp nhà nước đang dần mở rộng quy mô và sức ảnh hưởng tới thị trường.

Sự thay đổi này có thể đem lại ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, vẫn giữ nguyên thẩm quyền của nhà nước trong công ty. Nhà nước nắm giữ quyền kiểm soát, quản lý, vận hành hoạt động của doanh nghiệp cao hơn bất cứ thành viên hay cổ đông nào trong doanh nghiệp (nắm giữ trên 50% vốn điều lệ).

Thứ hai, tăng quy mô, khả năng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước khi có vốn tư nhân đóng góp vào doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện được nhiều dự án hơn.

Thứ ba, nâng cao hiệu lưucj quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm gaiir trình, bảo đảm bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

II. Cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp nhà nước theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020

Như đã nói ở trên, doanh nghiệp nhà nước có thể tổ chức theo các loại hình doanh nghiệp sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Điều 90 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau: Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:

Thứ nhất: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Thứ hai: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Với mỗi thành phần trong doanh nghiệp nhà nước theo loại hình doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì sẽ có trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ được quy định cụ thể Luật Doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban kiểm kiểm, cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020:

Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần, Nhà nước tham gia với vai trò thành viên hay cổ đông của công ty. Mọi khía cạnh liên quan sẽ được quy định trong từng loại hình doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020.

Luật Phamlaw – Hỗ trợ trợ tư vấn và dịch vụ: Chia tách, hợp nhất, sáp nhập công ty nhà nước; Tư vấn cổ phần hóa; Tư vấn pháp lý thường xuyên; Tư vấn vốn, tài chính…trong doanh nghiệp nhà nước…

—————

Phòng tư vấn pháp lý doanh nghiệp – Luật Phamlaw Tổng đài tư vấn 1900

>>> Xem thêm: Những lưu ý trong Điều lệ công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014

 

Rate this post