CÔNG TY THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?
Thương mại ra đời với chức năng chủ yếu là tổ chức lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty thương mại ra đời chính là do sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất, là doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa để thu lợi nhuận. Vậy công ty thương mại là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm công ty thương mại, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật doanh nghiệp 2020
Luật thương mại 2005
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Khái niệm công ty thương mại là gì?
Công ty thương mại là loại hình được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động để đảm bảo các hoạt động kinh doanh và phát triển. Công ty thương mại chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận.
Công ty thương mại hay công ty mua bán là các doanh nghiệp làm việc với các loại sản phẩm khác nhau được bán cho người tiêu dùng, cho mục đích kinh doanh hay của chính phủ. Hãng buôn mua một loạt các sản phẩm, duy trì cổ phiếu hay một cửa hàng và phân phát sản phẩm tới khách hàng.
2. Đặc điểm của công ty thương mại
Thứ nhất, Công ty thương mại có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động thương mại, Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Công ty thương mại có thể thực hiện các hoạt động khác như sản xuất, cung ứng dịch vụ, đầu tư tài chính,…, nhưng tỷ trọng của hoạt động thương mại vẫn là chủ yếu. Công ty thương mại khác với các hộ gia đình hoặc cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường. Công ty thương mại là một tổ chức độc lập, có phân công lao động rõ ràng, được quản lý bằng một bộ máy chính thức, có thể thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập với thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
Thứ hai, Công ty thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nhằm chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đây là hoạt động cơ bản nhất của công ty thương mại, quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và quy định phương thức hoạt động kinh doanh. Thu nhập trong kinh doanh của công ty thương mại bao gồm các nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh chính và các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh phụ.
Thứ ba, Công ty thương mại thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Công ty thương mại có chức năng tham gia nâng cao chất lượng trong quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Quá trình sản xuất gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Các khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản nhất.
Thứ tư, Công ty thương mại còn có nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại với nhau. Bởi chỉ có như vậy thì mới có thể tạo nên một dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả cao trong tất cả các khâu. Từ đó tạo nên một mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả cao trong công việc cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh này.
3. Vai trò của công ty thương mại
Công ty thương mại có vai trò lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Công ty thương mại có trách nhiệm rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Công ty liên quan trực tiếp tới các mối quan hệ trong xã hội, giữa quan hệ cung, cầu và các loại chi phí sản xuất khác. Công ty thương mại là cầu nối giữa người sản xuất và thị trường tiêu thụ, giúp điều chỉnh cân đối trong sự phát triển của các ngành nghề kinh tế, đời sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, công ty thương mại còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng kinh doanh, lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội, giúp lưu thông hàng hóa đến mọi nơi trong xã hội, hoàn thành tốt việc thông qua hoạt động kinh doanh của mình để phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu từ đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân. Vai trò của công ty thương mại tỷ lệ thuận với mức sống của người dân, tức là khi mức sống của người dân được tăng lên thì đồng nghĩa vai trò của công ty thương mại càng quan trọng.
4. Các loại hình công ty thương mại
Hiện nay có rất nhiều loại hình công ty thương mại có thể lựa chọn thành lập bao gồm: Công ty TNHH thương mại một thành viên, Công ty TNHH thương mại hai thành viên, Công ty cổ phần thương mại,… Tùy từng loại hình công ty thì cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động sẽ khác nhau:
Thứ nhất là doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp nhỏ gọn, linh hoạt, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tải sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu là một cá nhân duy nhất và không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về nó. Do đó mà chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc thành viên góp vốn của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Vì như thế sẽ tạo ra sự xung đột quyền lợi với bên thứ ba nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh, từ đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ còn lại.
Thứ hai là Công ty TNHH, gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Loại hình công ty TNHH gồm có hai loại hình, được phân loại dựa vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu dựa vào số lượng thành viên góp vốn:
– Công ty TNHH một thành viên là công ty TNHH chỉ có duy nhất 1 cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu công ty.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên là công ty TNHH có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn.
Loại hình công ty này có chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức. Quy mô công ty TNHH một thành viên sẽ nhỏ hơn và có tính chất ít phức tạp hơn so với mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên. Các vấn đề của công ty sẽ do chủ sở hữu quyết định hoặc đại diện của chủ sở hữu quyết định và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình. Loại hình này mang bản chất là công ty đối vốn.
Thứ ba là công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình kinh doanh phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Công ty cổ phần gồm cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi song đều có chung mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận từ phần vốn góp của mình. Vì vậy, quá trình duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần luôn gắn liền với các quyền và lợi ích của cổ đông nói chung và cổ đông sáng lập nói riêng. Đây là loại hình công ty hoàn thiện nhất và có quy mô, cơ chế kiểm soát phức tạp hơn so với các loại hình nói trên. Công ty cổ phần thường có hai mô hình như sau:
Mô hình một: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc hoặc giám đốc. Nếu công ty có số cổ đông dưới 11 hoặc cổ đông là tổ chức dưới 50% thì không nhất thiết phải có ban kiểm soát.
Mô hình hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc giám đốc. Đối với mô hình này thì công ty cần ban kiểm soát với điều kiện công ty có ban kiểm soát nội bộ và ít nhất 20% thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
Mô hình công ty cổ phần phức tạp hơn so với mô hình các công ty còn lại, với các điều kiện đặc thù về quy mô được pháp luật thừa nhận,…
Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với khái niệm công ty thương mại là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
xem thêm: