Trách nhiệm của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Trách nhiệm của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

      Trên thực tế hiện nay, không chỉ có người lao động là bên yếu, chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi chấm dứt hợp đồng lao động của Người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động cũng sẽ phải chịu rất nhiều khó khăn khi người lao động tự ý nghỉ việc trái pháp luật. Chính vì vậy để bảo vệ phần nào quyền và lợi ích của người sử dụng lao động thì pháp luật lao động cũng có quy định cụ thể về trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật tại Điều 43 BLLĐ 2012 như sau:

>>> Tư vấn luật miễn phí

– Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

– Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 BLLĐ 2012: “.…..3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Trên đây là quan điểm của Phamlaw với nội dung “Trách nhiệm của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật”. Quý bạn đọc, Quý khách hàng còn những vướng mắc, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn 1900 6284 của Phamlaw để được hỗ trợ tư vấn.

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Công ty Luật Phamlaw

Hotline dịch vụ 097.393.8866; Tng đài tư vn pháp lut chuyên sâu 1900 6284
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

 

 

Rate this post