Thủ tục mở công ty chế biến gỗ

Thủ tục mở công ty chế biến gỗ

Luật Phamlaw có nhận được câu hỏi từ email Linhnguyen….@gmail.com với nội dung như sau:

Vào đầu tháng 11/2022, tôi có nhu cầu mở công ty chế biến gỗ. Tuy nhiên tôi vẫn chưa biết mình cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì và thủ tục ra sao? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Ngành chế biến gỗ là gì?

Chế biến gỗ là quá trình chuyển hóa gỗ nguyên liệu dưới tác dụng của thiết bị, máy móc hoặc công cụ, hóa chất để tạo thành các sản phẩm có hình dáng, kích thước, thành phần hóa học làm thay đổi hẳn so với nguyên liệu ban đầu.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 5 trên thế giới. Theo Quyết định 327/QĐ-TTg, ngày 10/3/2022 về Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó Đề án đặt mục tiêu chung đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Thu Tuc Mo Cong Ty Che Bien Go
Thủ tục mở công ty chế biến gỗ

2. Vai trò của ngành chế biến gỗ

Ngành kinh doanh chế biến gỗ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và cuộc sống người dân Việt Nam:

Thứ nhất, Góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo

Ngành kinh doanh chế biến gỗ đóng góp quan trọng vào sự phát triển nông thôn hay các tỉnh miền núi. Đặc biệt là đóng góp tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo cho người dân Việt Nam. Cụ thể, nông dân trồng rừng thu hoạch gỗ nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ. Nếu các doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển thì nghề trồng rừng lấy gỗ sẽ mang đến nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình nông dân.

Thứ hai, Tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam

Ngành công nghiệp gỗ có hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trải dài trên khắp cả nước. Điều này góp phần quan trọng vào an sinh xã hội vì tạo ra cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động.

Thứ ba, Tăng trưởng về xuất khẩu và giá trị gia tăng trong nước

Nhiều năm liên tục tăng trưởng về xuất khẩu kinh tế, trở thành ngành kinh tế chủ lực tại Việt Nam. Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 5 trên thế giới.

3. Thủ tục thành lập công ty chế biến gỗ

Do bạn không nói rõ loại hình doanh nghiệp nào bạn muốn thành lập nên Luật Phamlaw sẽ chỉ ra các bước để thành lập công ty chế biến gỗ một cách chung nhất. Để tiến hành thành lập công ty chế biến gỗ cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

Thứ nhất, Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

Thứ hai, Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Thứ ba, Vốn điều lệ: Đối với Công ty hoạt động ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa.

Thứ tư, Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

Thứ năm, Ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, có thể chuyên về sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ hoặc kinh doanh thêm những ngành nghề phụ bên cạnh các ngành nghề về sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ.

Nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Nhưng nếu là ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề hay yêu cầu điều kiện thì cần cung cấp đầy đủ mới được đi vào hoạt động.

Cụ thể, trường hợp này, khi mở công ty chế biến gỗ, bạn có thể đăng ký những ngành nghề như:

Tên ngànhMã ngành
Khai thác gỗ0221
Sản xuất bao bì bằng gỗ1623
Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác1621
Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ1610
Khai thác lâm sản khác trừ gỗ0222
Sản xuất đồ gỗ xây dựng1622
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế3100
Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện1629
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình4649
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống4620
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh

4773
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng4663
Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh4759

(Doanh nghiệp tham khảo quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và thêm mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn)

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp)

– Điều lệ công ty (Áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

Việc thực hiện các thủ tục pháp lý ở trên không hề đơn giản nhất là đối với những doanh nghiệp chưa hề có kinh nghiệp. Luật Phamlaw thường xuyên thực hiện dịch vụ Thành lập doanh nghiệp trọn gói sẽ mang đến cho bạn sự thành công, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất. Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Thủ tục mở công ty chế biến gỗ – Luật Phamlaw

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)