Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu?

Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu?

Nhãn hiệu, dấu hiệu được gắn trên sản phẩm hàng hóa dịch vụ do tổ chức, cá nhân cung ứng/sản xuất, là một trong những đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Trên thực tế, số lượng nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ngày càng tăng qua từng giai đoạn. Điều này cho thấy, các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói chung và việc sử dụng nhãn hiệu nói riêng. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, công ty Luật PhamLaw xin tư vấn đến quý Khách lý do vì sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu.

Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu?
Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu?

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Văn bản hợp nhất 07/2019/VBHN-VPQH

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 16 điều 4 Văn bản hợp nhất 07/2019/VBHN-VPQH, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 72 Văn bản hợp nhất 07/2019/VBHN-VPQH thì để nhãn hiệu được bảo hộ thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Thứ nhất, Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ dưới dạng:

+ Chữ cái, từ ngữ;

+ Hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều;

+ Hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc.

Đây là những dấu hiệu mà mắt thường con người có thể nhìn thấy được thể hiện bằng các yếu tố trên thì sẽ đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Văn bản hợp nhất 07/2019/VBHN-VPQH thì mới đủ điều kiện bảo hộ, cụ thể:

+ Phải được tạo thành từ 1 hoặc 1 số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:

  • Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.
  • Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
  • Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.
  • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
  • Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.
  • Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.
  • Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ.
  • Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 05 năm.
  • Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng.

3. Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu?

Đương nhiên, lý do khiến bất cứ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh nào cũng nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gắn trên hàng hóa dịch vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích của việc đăng ký bảo hộ đem lại.

Thứ nhất, nhãn hiệu có chức năng gì?

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau” (Khoản 16 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/2019/VBHN-VPQH).

Từ định nghĩa trên, cho thấy chức năng chính của một nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng xác định một sản phẩm của một công ty cụ thể với các sản phẩm trùng hoặc tương tự do công ty khác cung cấp. Do đó, nhãn hiệu sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược nhãn hiệu và tiếp thị của các công ty, góp phần xây dựng hành ảnh và danh tiếng sản phẩm của công ty trong con mắt người tiêu dùng, tạo niềm tin cho khách hàng và là cơ sở để xây dựng hệ thống khách hàng trung thành.

Hơn nữa, một khi nhãn hiệu đã tạo dựng được niềm tin, xây dựng được hệ thống thánh hàng trung thành trên thị trường, có thể trở thành tài sản kinh doanh có giá trị của doanh nghiệp khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền hoặc làm thế chấp để vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Chẳng hạn, trên thị trường hiện nay các nhãn hiệu nổi tiếng như Coca-Cola hoặc IBM có thể có giá trị trên 50 tỷ USD.

Thứ hai, lợi ích từ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Một là, sử dụng độc quyền đối với nhãn hiệu

Trên cơ sở đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể khai thác những lợi ích thương mại từ nhãn hiệu như: sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm dịch vụ; chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu nhãn hiệu,….

Theo quy định của pháp luật về nhãn hiệu, việc doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu mang lại cho công ty độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, khi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác đưa ra thị trường các sản phẩm trùng hoặc tương tự mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn thì doanh nghiệp có quyền ngăn chặn, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm.

Thực tế, có rất nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho nhóm sản phẩm giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký, đặc biệt là đối với những nhãn hiệu đã có vị thế nhất định trên thị trường khiến cho người tiêu dùng bị lừa mua phải sản phẩm của đối thủ. Điều này không chỉ trực tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng đến danh tiếng và hình ảnh của công ty, đặc biệt nếu sản phẩm của đối thủ có chất lượng thấp. Nên để đảm bảo quyền lợi cũng như hình ảnh của công ty, doanh nghiệp nên thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để có cơ sở pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích của chính doanh nghiệp khi bị xâm phạm.

Hai là, ngăn chặn doanh nghiệp khác đăng ký sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.

Một trong những điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nên việc đăng ký nhãn hiệu sẽ ngăn chặn một doanh nghiệp nào đó muốn sử dụng nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, bởi theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì hành động này sẽ bị ngăn chặn ngay từ khi doanh nghiệp đó nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bằng việc từ chối đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn có thể bị khởi kiện bồi thường ra Toà án.

Như vậy, nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký hoặc sử dụng tại một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp cho nhãn hiệu đó được bảo hộ mạnh hơn, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp, và thông qua việc đăng ký, công ty có quyền ngăn cấm việc sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu? Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

4.5/5 - (6 bình chọn)