Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp

Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp

Hoạt động giáo dục ở nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển đa dạng. Để có thể có được việc làm thích hợp với bản thân mình, mọi người có thể chọn cho mình một con đường học tập riêng biệt. Với số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm đúng ngành mình học nhiều như hiện nay, thì việc lựa chọn học tập tại trường trung cấp hay trung tâm giáo dục nghề nghiệp cũng là một con đường để có được việc làm phù hợp. Đứng trước nhu cầu học nghề của các học viên ngày một tăng, các trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp đang được thành lập ngày một nhiều. Chính vì vậy trong bài tư vấn dưới đây, PHAMLAW xin được giới thiệu thủ tục hành chính này đối với trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định mới nhất hiện nay.

Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp
Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp
  1. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
  • Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sở cấp.
  • Diện tích phòng học (bao gồm cả phòng học lý thuyết và phòng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy) phải đảm bảo ở mức bình quân ít nhất 04m2/học viên.
  • Đội ngũ giáo viên phải đạt tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật;
  • Tỷ lệ học viên quy đổi trên giáo viên tối đa là 20 học viên/01 giáo viên. Riêng đối với các ngành nghề yêu cầu về năng khiếu phải đảm bảo tỷ lệ học viên quy đổi trên giáo viên tối đa là 15 học viên/01 giáo viên. Bên cạnh đó cơ sở cần có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
  • Đảm bảo đủ chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo theo quy định;
  • Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có đủ nguồn lực tài chính duy trì hoạt động của các nghề đăng ký hoạt động.
  1. Thành phần hồ sơ

Để đăng ký, các trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ và văn bản sau:

Số lượng hồ sơ:

  • Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp;
  • Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
  • Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp kèm theo các minh chứng;
  • Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  • Quy trình thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục nộp 01 hồ sơ đầy đủ các giấy tờ, văn bản như đã nêu trên đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính của đơn vị.

Riêng với trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác có địa điểm không cũng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính thì tổ chức nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác của đơn vị.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận và kiểm tra thành phần và tính pháp lý của hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đầy đủ các thành phần và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ và giao phiếu hẹn cho người nộp hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ lập phiếu hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung một lần đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo. Tùy vào kết quả kiểm tra mà Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cấp Giấy chứng nhấn hoặc ra văn bản từ chối.

Bước 4: Nhận kết quả

Người nộp hồ sơ tới nhận kết quả theo thời gian ghi nhận trong phiếu hẹn. Nếu trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được cấp. Còn trong trường hợp cơ sở, tổ chức chưa đạt được đủ cá điều kiện đẻ được cấp giấy chứng nhận thì Sở sẽ đưa ra văn bản từ chối có nêu rõ lý do.

Bước 5: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề thực hiện quản lý chung.

  • Thời hạn giải quyết:

Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo và cấp Giấy chứng nhận.

Với trường hợp từ chối câp Giấy chứng nhận thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp
  • Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
  1. Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính
  • Luật Giáo dục nghề nghiệp;
  • Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
  • Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
  1. Công việc PHAMLAW sẽ hỗ trợ cho Quý khách khi sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục.

Giáo dục là một lĩnh vực có tầm quan trọng, tác động đến mọi phương diện trong cuộc sống. Chính vì vậy là các hoạt động giáo dục được quy định một cách chặt chẽ và kỹ lưỡng. Khi thực hiện các thủ tục hành chính này, Quý khách có thể gặp khó khăn do những vướng mắc về hồ sơ, quy trình, thủ tục… PHAMLAW với đội ngũ chuyên viên, luật sư có sự am hiểu về pháp luật chuyên sâu đi cùng với kinh nghiệm thực hiện thủ tục hành chính sẽ giúp cho Quý khách hàng, Quý công ty tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí để thực hiện thủ tục này. Với việc sử dụng dịch vụ của PHAMLAW, chúng tôi sẽ thực hiện cho Quý khách những công việc sau:

  • Tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.cho Quý khách;
  • Soạn thảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục;
  • Đại diện cho Quý khách tiến hành các công việc với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Thay mặt Quý khách nhận Giấy chứng nhận và bàn giao lại cho Quý khách.

Trên đây là bài viết về thủ tục đối với trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp của PHAMLAW. Nếu Quý khách còn vướng mắc hay cần tư vấn thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của PHAMLAW. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng kết nối tới Số hotline 0973938866, luật sư luôn sẵn sàng hỗ trợ.

*Văn bản tham khảo:

– Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cáp (theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);

– Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

 

 

3.8/5 - (5 bình chọn)