Trợ cấp thôi việc khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

Trợ cấp thôi việc khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

Câu hỏi tư vấn: Tôi làm việc tại một doanh nghiệp từ tháng 5.2003 đến nay là tháng 7.2020 theo hợp đồng lao động vô thời hạn. Vì lý do cá nhân nên tôi muốn chấm dứt hợp đồng lao động vào đầu năm 2021. Trong trường hợp này, tôi có được trả trợ cấp thôi việc không? Làm thế nào để tôi được hưởng trợ cấp thôi việc? trong quá trình làm việc tôi có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp này, tôi có được trả trợ cấp thôi việc không? Làm thế nào để tôi được hưởng trợ cấp thôi việc?

tro-cap-thoi-viec

Trả lời: (mang tính chất tham khảo)

Đầu tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật của Luật Phamlaw, đối với vấn đề này Luật sư Luật Phamlaw tư vấn như sau:

Theo như những gì bạn cung cấp, bạn tham gia quan hệ lao động với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Bạn muốn tự mình chấm dứt hợp đồng lao động vào năm 2021 nên đây là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng và luật áp dụng là Bộ luật Lao động năm 2019. Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Bộ luật Lao động năm 2012.

Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể về trợ cấp thôi việc, theo đó khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì được trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động năm 2019.

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019.

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Theo đó trên đây có trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể:

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.

– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2019.

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động năm 2019.

– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động năm 2019.

– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Vậy trong trường hợp của bạn, nếu muốn được trợ cấp thôi việc thì bạn nên tuân thủ quy định pháp luật về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể:

Trường hợp 1. Nếu bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước (khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019). Lúc này, hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên thời gian báo trước là ít nhất 45 ngày. Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp 2. Nếu bạn thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước (khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019). Lúc này, bạn có thể nghỉ theo ý muốn của bạn mà không cần phải báo trước với người sử dụng lao động.

Trên đây là câu trả lời với nội dung câu hỏi “Trợ cấp thôi việc khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng”. Quý khách hàng còn vướng mắc, vui lòng kết nối tổng đài 1900 6284 để được hỗ trợ.

Xem thêm: >>> Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật

5/5 - (1 bình chọn)