Cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2020

Cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2020

Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Đầu tư năm 2014. Theo đó có nhiều sự đổi mới trong quy định pháp luật với định hưởng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Để kịp cập nhật các thủ tục liên quan của Luật Đầu tư mới, cụ thể là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Luật Phamlaw xin giới thiệu tới quý khách hàng bài viết sau đây:

Cap Giay Chung Nhan Dau Tu Vao Viet Nam Theo Luat Dau Tu Nam 2020
Cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2020

I. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 có đưa ra định nghĩa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cụ thể như sau: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư cụ thể như sau (Điều 40 Luật Đầu tư năm 2020):

– Tên dự án đầu tư.

– Nhà đầu tư.

– Mã số dự án đầu tư.

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

– Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

– Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Theo đo có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư đồng thời là điều kiện để nhà đầu tư thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

II. Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể:

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020.

– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Các trường hợp phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020.

– Các dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước và dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020 có như cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì được thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn phụ thuộc vào việc dự án đầu tư đó có được cấp quyết định chủ trương đầu tư hay khônk. Dựa vào đó ta có các trường hợp sau:

Thứ nhất. Dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư và phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thực hiện quyết định chủ trương đầu tư trước sau đó mới thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thứ hai. Dự án đầu tư không được quyết định chủ trương đầu tư và phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì chỉ cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

III.Thủ tục cấp Giầy chứng nhận đăng ký đầu tư

Như đã nói ở trên, việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phụ thuộc vào dự án đầu tư đó có được quyết định chủ trương đầu tư hay không. Theo đó:

Trường hợp sự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn sau:

– 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên.

Trường hợp dự án đầu tư không được quyết định chủ trương đầu tư: nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

– Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

– Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư năm 2020.

– Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có).

– Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

IV. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Việc xác định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phụ thuộc vào dự án đầu tư đó được thực hiện ở đâu, cụ thể (Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020):

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều Đầu tư năm 2020.

Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

– Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.

– Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

– Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

V. Các dịch vụ hỗ trợ của Công ty tư vấn Phamlaw:

– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực đầu tư;

– Tư vấn các hình thức đầu tư;

– Tư vấn thủ tục đăng kí cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

– Tư vấn, soạn thảo hồ sơ đăng kí cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án gắn với thành lập chi nhánh;

– Đại diện cho quý khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

– Tư vấn lập dự án đầu tư;

– Thực hiện các yêu cầu khác về đăng kí đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về  “Cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2020”. Quý khách còn vướng mắc, có thể kết nối số tổng đài tư vấn 1900 của chúng tôi. Để được hỗ trợ dịch vụ, vui lòng kết nối hotline, Luật Phamlaw sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:>>> Tư vấn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần

—————————

Bộ phận tư vấn Đầu tư – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)