Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

 Khiếu nại, tố cáo là hai thuật ngữ thường hai đi liền với nhau nhưng đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể sự khác nhau này được thể hiện rõ nét nhất tại đối tượng của khiếu nại, tố cáo. Đối tượng của khiếu nại hiểu đơn giản là các quyết định đã được ban hành nhưng có căn cứ cho rằng các quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể liên quan. Đối tượng của tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về lợi ích cho tổ chức, cá nhân khác. Đó là nhứng nét cơ bản của khiếu nại, tố cáo, để phân tích cụ thể hơn, Luật Phamlaw xin giới thiệu bài viêt khiếu nại, tố cáo liên quan đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:

I. Khiếu nại liên quan đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Đối tượng khiếu nại liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). Từ đó có thể thấy đối tượng khiếu nại nói chung gồm có hai loại, đó là:

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

– Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan thì chỉ xem xét đến đối tượng là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó:

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Các quyết định hành chính cụ thể trong quyền tác giả, quyền liên quan có thể kể đến như: quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

 Mọi thủ tục liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả là một cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên thẩm quyền giải quyết khiếu nại liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan là Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả.

Cụ thể được quy định tại Điều 22 Luật Khiếu nại năm 2011:

Điều 22. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

II. Tố cáo liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan

2. Đối tượng tố cáo liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Vậy có thể thấy tố cáo có hai đối tượng, cụ thể hai đối tượng khi liên quan đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như sau:

Về Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ: là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây: Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cơ quan, tổ chức.

Về Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo

Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định theo nguyên tắc xác định thẩm quyền (Điều 12 Luật Tố cáo năm 2018) và các đối tượng bị tố cáo. Cụ thể:

– Cục Bản quyền tác giả: có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Cục, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp, giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cục Bản quyền tác giả, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp, giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

– Người đứng đầu cơ quan, tố chức liên quan: chủ trì giải quyết khi người đang công tác tại cơ quan, tổ chức mình khi bị tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức mình.

Xem thêm: >>> Quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan

Hỗ trợ dịch vụ, Quý khách kết nối 097 393 8866; 091 611 0508 – Hỗ trợ tư vấn chuyên sâu, Quý khách hàng gọi tổng đài 1900, Luật Phamlaw luôn sẵn sàng phục vụ.

 

5/5 - (1 bình chọn)