Đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan

Trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay, vấn đề bảo hộ quyền tác giả ngày càng được coi trọng. Việc đăng ký bản quyền là việc chủ sở hữu tác phẩm, tác giả sáng tạo ra tác phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm do mình sáng tạo ra tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.

Dưới đây Phamlaw sẽ hướng dẫn cụ thể để các bạn có thể thực hiện việc đăng ký một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Quyền tác giả là gì ?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ, có thể được hiểu, quyền tác giả là loại quyền phát sinh sau khi tác phẩm được sáng tác và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2. Căn cứ pháp lý

– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009

– Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

3. Quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, tác giả, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác ví dụ như các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, các văn phòng luật sư, các luật sư để  nộp đơn Đăng ký tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Công Ước Berne về quyền tác giả, quyền liên quan. Vì vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài là thành viên của Công ước Berne cũng có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả.

4. Hồ sơ đăng ký bao gồm

Bản sao công chứng giấy tờ của chủ sở hữu, và các tác giả.

a. Giấy tờ cần có sẽ gồm:

Đối với Cá nhân là Bản sao công chứng CMTND/ CCCD/ Hộ chiếu.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức: Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy phép hoạt động;

b. Tài liệu xác lập quyền sở hữu của chủ sở hữu tác phẩm:

Đối với tác phẩm do doanh nghiệp, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tác là: Quyết định giao nhiệm vụ.

Đối với tác phẩm hình thành do chuyển nhượng, thừa kế: Hợp đồng chuyển nhượng, văn bản khai nhận thừa kế.

Đối với tác phẩm có chủ sở hữu đồng thời là tác giả sáng tạo ra thì các bạn không cần quan tâm đến tài liệu này.

c. Cam đoan của tác giả, đồng tác giả về việc sáng tạo tác phẩm độc lập, không sao chép hay vi phạm bản quyền của cá nhân, tổ chức khác.

d. Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu cho người có nhiệm vụ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền tác giả.

2. Thẩm quyền

– Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quan theo quy định hiện hành

Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan cho Cục Bản quyền tác giả.

6. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận

Theo quy định tại điều 52 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ:

Trong thời hạn của 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đăng ký hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp bị từ chối cấp giấy thì cơ quan quản lý nhà nước cần phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

7. Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận 

Theo quy định tại điều 55 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ và điều 35 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thì:

7.1. Các trường hợp hủy bỏ Giấy chứng nhận

  1. Đối với trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
  2. Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp. Trong các trường hợp này, sau khi nhận được văn bản từ tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Từ những trường hợp trên chúng ta có thể thấy trong pháp luật việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể được xem là rất quan trọng và được thực hiện khá phổ biến. Không chỉ riêng đối với con người mà chính những tác phẩm do con người cũng được đăng ký quyền tác giả theo đúng trình tự pháp luật. Tuy nhiên, không phải tác phẩm được đăng ký quyền tác giả là sẽ được coi là chủ sở hữu mà trong một số trường hợp khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhưng khi xem xét lại thuộc những trường hợp cấp trái phép hoặc có yếu tố không được phép cấp buộc phải hủy bỏ.

7.2. Các trường hợp thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận 

Cấp lại Giấy chứng nhận rong trường hợp: Giấy chứng nhận bị mất hoặc rách nát.

Hồ sơ cấp lại bao gồm các giấy tờ sau:

+ Tờ khai đăng ký (Mẫu số 01 ban hành theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL).

+ 02 bản sao tác phẩm.

Nộp đơn và hồ sơ trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố trực thuộc nơi muốn cấp lại. Ngoài ra trong một số trường hợp có thể nộp hồ sơ tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành.

8. Công việc PhamLaw sẽ thực hiện khi Quý khách sử dụng dịch vụ.

  • Tư vấn cho quý Khách quy định của pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ nói chung theo quy định hiện hành;
  • Soạn hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện đăng ký;
  • Đại diện cho quý Khách thực hiện đăng ký tại Cục bản quyền tác giả;
  • Thay mặt quý Khách nhận kết quả và bàn giao lại cho quý Khách.

Là một đơn vị lâu năm và có kinh nghiệm thực hiện các thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ nói chung, chúng tôi mong muốn được phục vụ Quý khách hàng tốt hơn và chuyên nghiệp hơn trên mọi miền tổ quốc. Kết nối số tổng đài để được hỗ trợ chi tiết về thủ tục, có nhu cầu sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng kết nối số điện thoại Hotline, Phamlaw sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ 24/7.

———————–

 

5/5 - (1 bình chọn)