Sở hữu trí tuệ được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp, đóng góp vào sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, là thước đo quá trình lớn mạnh của doanh nghiệp.
Thủ tục làm visa
Thủ tục gia hạn visa
I. Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ – Luật Phamlaw
Vì bản chất vô hình của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nên thực tế hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều tranh chấp liên quan. Hơn thế, pháp luật sở hữu trí tuệ còn quy định nhiều quyền, lợi ích xung quanh quyền sở hữu trí tuệ nên nhiều khi tổ chức cá nhân có quyền, lợi ích liên quan bỏ sót hoặc không biết những quyền và lợi ích này để bảo vệ và hưởng những điều đó. Nhận thức được vấn đề này, Phamlaw xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết phân tích về hướng gaiir quyết khi có tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ xảy ra.
1. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì
Về bản chất tranh chấp là sự mẫu thuẫn, trái ngược về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Quyền sở hữu trí tuệ theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Vậy tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Từ định nghĩa trên có thể phân tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thành bốn loại, cụ thể:
- Tranh chấp quyền tác giả có thể có tính chất thuần túy liên quan quyền nhân thân và/hoặc thuần túy liên quan đến quyền tài sản.
- Tranh chấp quyền liên quan.
- Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
- Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.
2. Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lí các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Hiện nay, không phải tất cả tranh chấp sở hữu trí tuệ đều là tranh chấp dân sự mà trong trường hợp cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì đây là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Phần lớn các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ hiện nay được giải quyết theo thủ tục tố tụng tại Tòa án.
Về cơ bản những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thường được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài như: một trong các bên là người/ tổ chức nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, ủy thác tư pháp cho cơ quan địa diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Đối với tranh chấp về kinh doanh thương mại thì giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc thỏa thuận giải quyết theo thủ tục trọng tài thương mại.
Theo đó, sau khi đã xác định được thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử thì tiếp theo cần xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Việc xác định cụ thể thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp cần dựa theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
II. Các công việc của luật sư giải quyết tranh chấp gồm:
Hoặc khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
===============
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn chi tiết.
Công ty Luật Phamlaw
Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900
Email : pham.lawyer8866@gmail.com