Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

 Kiểu dáng công nghiệp có thể nói là một đối tượng xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta trong đời sống hiện tại. Ví dụ như kiểu dáng công nghiệp của chiếc quạt, của ly cốc, chén bát, của chiếc xe đạp… Nói ra như vậy rất nhiều người sẽ hình dung ra được thế nào là kiểu dáng công nghiệp.

Dang Ky Kieu Dang Cong Nghiep Tai Viet Nam
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là một trong bảy đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

Sản phẩm ở đây được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Từ định nghĩa trên của kiểu dáng công nghiệp trên có thể rút ra nhận xét sau đây: Kiểu dáng công nghiệp là phần bên ngoài của sản phẩm mà có thể nhìn thấy được và hoàn toàn độc lập với các bộ phậm khác của sản phẩm.

2. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiện, đầu tiên cần chuẩn bị đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau: Tên kiểu dáng công nghiệp, lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất, liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ, phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Các tài liệu khác (nếu có): giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp), giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có), tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác), tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1. Nộp đơn đăng ký

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể tự mình hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nộp đơn theo hai hình thức sau:

Hình thức 1: Nộp đơn giấy

Nộp tại một trong ba địa điểm sau bằng cách nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện:

– Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Người nộp đơn nộp phí đăng ký ngay khi nộp đơn.

Hình thức 2: Nộp đơn trực tuyến

Để nộp được đơn trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc thẩm định hình thức nhằm đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký.

Nếu đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nếu đơn đăng ký không hợp lệ (các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các thủ tục sau:

– Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.

– Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối trên.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

Bước 3. Công bố đơn

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Bước 4. Thẩm định nội dung

Việc thẩm định nội dung nhằm đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp khi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được công nhận là hợp lệ.

Thời hạn thẩm định nội dung đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Bước 5. Cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không thuộc trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

4. Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

5. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam của Phamlaw

Đối với thủ tục trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam nói riêng, PhamLaw là đơn vị đáng tin cậy với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật Sở hữu trí tuệ và có kinh nghiệm dày dặn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, có thể giúp quý khách hàng có được kết quả một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý nhất. Với dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam của PhamLaw, chúng tôi sẽ thay mặt quý khách hàng thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn cho quý khách hàng quy định của pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng về thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

– Soạn hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

– Đại diện cho quý khách hàng thực hiện thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Thay mặt quý khách hàng nhận kết quả và bàn giao lại cho quý khách hàng.

Xem thêm: >>> Tra cứu và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

———————–

Phòng thủ tục hành chính – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)