Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Du lịch là một trong những ngành nghề tiềm rất tiềm năng hiện nay của nước ta. Đặc biệt là tổ chức du lịch cho khách nước ngoài muốn đi du lịch tại Việt Nam, người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Để đảm bảo điều kiện hợp pháp trong hoạt động trên thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Công ty Luật PHAMLAW là một trong những đơn vị có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin Cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan.
Thủ tục làm visa
Thủ tục gia hạn visa
Luật Du lịch năm 2017 thay thế cho Luật Du lịch năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định về Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế như sau:
I. Điều kiện đối với Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Khoản 3 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 quy định:
Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh sau đây sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng.
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
II. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì có thể thực hiện:
– Phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
– Phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài và phục vụ khách du lịch nội địa, trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
III. Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
1. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Điều 33 Luật Du lịch năm 2017 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, cụ thể:
***Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này.
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
***Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép:
– Doanh nghiệp đề nghị cấp nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Điều 34 Luật Du lịch quy định:
Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất hoặc bị hư hỏng.
***Trình tự, thủ tục cấp lại được quy định như sau:
– Doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
3. Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Điều 35 Luật Du lịch năm 2017 quy dịnh về việc cấp đổi Giấy phép như sau:
***Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
– Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
*** Hồ sơ đề nghị cấp đổi bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
– Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp.
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phù hợp với phạm vi kinh doanh trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35.
*** Trình tự, thủ tục cấp đổi được quy định như sau:
– Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp đổi thủ tục này.
4. Thu hồi Giấy phép trong các trường hợp sau:
Điều 36 Luật Du lịch năm 2017 quy định về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
***Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
– Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản.
– Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch năm 2017.
– Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Du lịch năm 2017.
– Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh.
– Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
– Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
– Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật Du lịch năm 2017, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
– Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép.
Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 36 chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 06 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực. Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 36 chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.
IV. Dịch vụ tư vấn Phamlaw
***Phamlaw sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ sau đây:
- Tư vấn điều kiện đăng ký;
- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ;
- Soạn thảo hồ sơ, lên phương án kinh doanh xin cấp Giấy Phép;
- Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục pháp lý;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục;
- Nhận và giao lại cho khách hàng khi có kết quả;
- Tư vấn cấp đổi đổi giấy phép và đăng ký lại;
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài
- Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt nam.
=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.
Công ty Luật Phamlaw
Hotline: 097.393.8866; Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900
Email : pham.lawyer8866@gmail.com