Thời hạn bảo hộ sáng chế và thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ?

Tóm tắt câu hỏi về: Thời hạn bảo hộ sáng chế và thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ?

Xin chào Luật sư PhamLaw! Năm 2014 tôi có nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế, và được cấp văn bằng bảo hộ năm 2015 đến nay đã được 05 năm. Vậy Luật sư có thể tư vấn cho tôi thời hạn bảo hộ đối với sáng chế và thủ tục để gia hạn thời hạn bảo hộ văn bằng độc quyền sáng chế? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Thời hạn bảo hộ sáng chế và thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ?
Thời hạn bảo hộ sáng chế và thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Hòm thư tư vấn pháp luật của Luật PhamLaw. Đối với câu hỏi của bạn, Luật PhamLaw xin được tư vấn như sau:

Ở các nước phát triển trên thế giới, sức sáng tạo, trí tuệ của con người từ lâu đã là đối tượng được coi trọng, bảo vệ. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng rất đề cao vai trò của sức sáng tạo, trí tuệ của con người, cụ thể có thể thấy Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đến nay đã qua hai lần sửa đổi là năm 2009 và năm 2019. Sự sửa đổi này nhằm gắn các quyền sở hữu trí tuệ với thực tế, sự phát triển của kinh tế xã hội của quốc gia và quốc tế. Thực tế cho thấy số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên thể hiện nhận thức của người dân đối với tầm quan trọng của sức sáng tạo, sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra.

Sáng chế là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, và quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế chỉ được xác lập khi người sáng tạo ra sáng chế tiến hành đăng ký cấp văn bằng bảo hộ sáng chế. Tuy nhiên, không giống với quyền tác giả và quyền liên quan có thời hạn bảo hộ rất dài, quyền sở hữu công nghiệp chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định như 05 năm, 10 năm…. Trong khi đó, về nguyên tắc, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình đối với đối tượng được bảo hộ trong phạm vi và thời hạn bảo hộ. Khi hết thời hạn bảo hộ mà muốn được tiếp tục bảo hộ, chủ sở hữu công nghiệp phải thực hiện thủ tục gia hạn, duy trì hiệu lực của văn bằng bằng hộ theo quy định của pháp luật.

1. Hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế

Sáng chế được bảo hộ dưới hai dạng: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó quy định hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với sáng chế cụ thể như sau:

– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

Theo như những gì bạn cung cấp, bạn nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế vào năm 2014, đến năm 2015 thì bạn được cấp văn bằng bảo hộ và đến nay đã được 05 năm. Từ đó có thể thấy những điểm sau:

Thứ nhất. Năm 2014: Bạn nộp đơn đăng ký sáng chế.

Thứ hai. Năm 2015: Bạn được cấp Bằng độc quyền sáng chế và đến nay đã sử đụng dược 5 năm.

Vậy, Bằng độc quyền sáng chế của bạn có hiệu lực hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn (có hiệu lực đến năm 2034 vì tính từ ngày nộp đơn là năm 2014).

2. Duy trì Bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực 20 mươi năm kể từ ngày nộp đơn, khi hết thời hạn này bạn không còn được độc quyền sử dụng sáng chế nữa. Như vậy, để được tiếp tục bảo hộ độc quyền sáng chế, khi hết thời hạn bảo hộ là 20 năm đối với sáng chế, bạn cần tiến hành thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau:

* Thời hạn thực hiện thủ tục:

Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sáng chế thực hiện duy trì Bằng độc quyền sáng chế trong vòng sáu tháng tính đến ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Thủ tục duy trì hiệu lực có thể được thực hiện muộn hơn thời hạn trên, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí duy trì hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.

* Thủ tục duy trì văn bằng bảo hộ sáng chế:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Tờ khai theo Mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tu 01/2007/TT-BKHCN.

+ Giấy ủy quyền hợp lệ (trường hợp yêu cầu nộp thông qua đại diện).

+ Bản sao nộp phí, lệ phí theo quy định: phí thẩm định yêu cầu duy trì hiệu lực, lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố thông báo về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ

+ Tài liệu khác (nếu cần).

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì mang nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2. Xử lý hồ sơ

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét yêu cầu duy trì hiệu lực trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu và các khoản phí, lệ phí của người yêu cầu.

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ

Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế, ra thông báo về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Trường hợp có thiếu sót hoặc không hợp lệ

Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.

Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ.

* Phí, lệ phí duy trì văn bằng bảo hộ:

+ Lệ phí duy trì hiệu lực: 100.000 đồng/điểm

+ Lệ phí duy trì hiệu lực muộn: 10% lệ phí duy trì/mỗi tháng nộp muộn

+ Phí thẩm định yêu cầu duy trì: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí sử dụng VBBH (theo năm):

Năm 1 -2: 300.000 đồng/năm/điểm

Năm 3-4: 500.000 đồng/năm/điểm

Năm 5-6: 800.000 đồng/năm/điểm

Năm 7-8: 1.200.000 đồng/năm/điểm

Năm 9-10: 1.800.000 đồng/năm/điểm

Năm 11-13: 2.500.000 đồng/năm/điểm

Năm 14-16: 3.300.000 đồng/năm/điểm

Năm 17-20: 4.200.000 đồng/năm/điểm

+ Phí công bố Thông báo ghi nhận duy trì: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ thông tin duy trì hiệu lực: 120.000 đồng/VBBH

3. Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Trên đây là nội dung câu trả lời đối với câu hỏi: “Thời hạn bảo hộ sáng chế và thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ?”. Quý khách hàng còn vướng mắc, vui lòng kết nối tổng đài của Luật Phamlaw để được tư vấn. Để được hỗ trợ dịch vụ, Quý khách hàng kết nốt số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.

Xem thêm: >>> Đăng ký sáng chế tại Việt Nam

———————–

Bộ phận tư vấn thủ tục hành chính – Phamlaw

 

 

 

 

4.2/5 - (5 bình chọn)