Quy định về hàng hóa ký gửi trên các phương tiện vận tải
Thưa Luật sư!
Theo như tôi được biết thì từ ngày 01/09/2022, Nghị định 47/2022/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có một vài điểm mới về việc ký gửi trên các phương tiện vận tải? Luật sư có thể hướng dẫn các quy định này cho tôi được không? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn Luật sư!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Nghị định số 47/2022/NĐ-CP
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Hàng hóa ký gửi là gì?
Hàng hóa ký gửi là những vật có giá trị sử dụng (hoặc giá trị kinh tế) được khách hàng ký gửi cho đơn vị vận tải chuyển đến một địa điểm nhất định thông qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không.. Khách hàng có trách nhiệm bàn giao đồ, hàng hóa và thanh toán phí vận chuyển cho công ty vận tải. Ngược lại, công ty vận tải có trách nhiệm vận chuyển và đảm bảo sự nguyên vẹn của đồ vật, hàng hóa cho đến khi chuyển đến tay người nhận.
Ký gửi hàng hóa là dịch vụ khá phổ biến trên thị trường hiện nay, khi chọn dịch vụ này bạn có thể gửi hoặc bán hàng nhanh chóng nhờ vào sự giúp đỡ của bên vận chuyển. Người gửi không cần đến tận nơi giao hàng, mà chỉ cần trả phí vận chuyển là hàng hóa sẽ được chuyển đến tận tay người tiêu dùng. Ở hoạt động này có những ưu điểm không phải hình thức nào cũng có được cũng như tồn tại một số nhược điểm không thể bỏ qua.
Thứ nhất, Ưu điểm
- Bên ký gửi hàng hoá (hay còn gọi là bên giao hàng) có thể nhanh chóng gửi hàng hoặc bán được một món hàng nhờ vào sự giúp đỡ của bên ký gửi. Thời gian vận chuyển hàng ký gửi theo đúng cam kết đã đưa ra.
- Bên ký nhận gửi (bên công ty dịch vụ) không cần bỏ vốn hoặc chỉ phải bỏ ra một chút vốn khi lựa chọn hình thức này.
Thứ hai, Nhược điểm
Việc quản lý hàng hoá khá phức tạp bởi lẽ phải theo dõi các giai đoạn nhận hàng, trả hàng và thanh toán. Nếu hàng hư hỏng hoặc gặp trục trặc thì việc xử lý khá khó khăn.
2. Quy định về hàng hóa ký gửi trên các phương tiện vận tải
Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực từ ngày 01/09/2022, trong đó có quy định mới khi gửi hàng hóa bằng xe khách phải khai số CCCD/CMND của người gửi và người nhận. Từ trước đến nay, việc gửi hàng qua xe khách được thực hiện vô cùng tiện lợi và đơn giản, không cần giấy tờ hay thủ tục giao nhận, giá thành rẻ, thời gian vận chuyển nhanh nên được rất nhiều người dân lựa chọn. Tuy nhiên do không được kiểm soát một cách chặt chẽ, hình thức ký gửi này cũng làm phát sinh một số vấn đề. Để bảo bảo công tác quản lý và kiểm soát hàng hóa ký gửi trên xe khách, khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định:
Cụ thể, Điều 1, Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP như sau: Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 11: “Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận”.
Theo đó, từ ngày 01/9/2022 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi cung cấp đầy đủ, chính xác năm thông tin gồm: Tên hàng hóa, họ và tên, địa chỉ, số CMND/CCCD, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận. Đối với cân nặng hàng hóa có thể yêu cầu hoặc không.
Bên cạnh đó, Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ còn sửa đổi Điểm d, Khoản 1, Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau:
- Không cải tạo xe 16 chỗ thành xe Limousine để chở khách. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định 47/2022/NĐ-CP. Theo đó, tại quy định về điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, Nghị định 47 đã bỏ quy định: “Không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi”. Thay vào đó, Nghị định mới quy định: “Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi”. Như vậy từ ngày 01/9/2022, các dòng xe trên 10 chỗ sẽ không được cải tạo thành xe dưới 10 chỗ để kinh doanh vận tải.
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định 47/2022/NĐ-CP, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP.
Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên mọi người sẽ có thêm kiến thức cần thiết khi lựa chọn ký gửi hàng hóa. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.