Luật thừa kế đất đai không có di chúc

Luật thừa kế đất đai không có di chúc

Luật thừa kế đất đai không có di chúc tại thời điểm này có gì cần chú ý? Cùng Phamlaw cập nhật thông tin về thừa kế đất đai khi không có di chúc mới nhất theo tình huống dưới đây.

Dịch vụ di sản thừa kế

Luật sư có thể cho tôi hỏi trường hợp cụ thể sau: Gia đình tôi có hai chị em gái gồm tôi và em gái tôi, mẹ tôi đã mất từ khi chúng tôi còn rất nhỏ. Sau đó Bố tôi có mua diện tích đất 1000m2 của bác H là hàng xóm của gia đình tôi và bố tôi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Hiện nay chị em tôi đã có gia đình, có nhà riêng và không sống cùng bố tôi. Năm 2018, do tuổi cao, sức yếu, bố tôi qua đời nhưng không để lại di chúc để phân chia di sản đối với diện tích đất đai 1000m2 trên. Hiện chị em tôi đang rất phân vân về cách chia đất thừa kế không có di chúc sao cho đúng với các quy định của pháp luật?

Luật sư hãy cho tôi biết pháp luật hiện hành quy định thế nào về luật thừa kế không có di chúc 2018? Bây giờ chị em tôi muốn nhận di sản thừa kế của bố tôi mà không có di chúc để lại thì cần thủ tục gì? thời gian quy định về Thủ tục sang tên sổ đỏ không có di chúc? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Tôi xin thay mặt Phamlaw gửi lời cảm ơn đến chị đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Công ty qua hộp thư tư vấn của, đối với trường hợp luật thừa kế đất đai không di chúc của chị, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định của pháp luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 xác định cụ thể quyền thừa kế của cá nhân như sau:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Hiện nay, Pháp luật quy định các loại hình thừa kế như thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế.

Luật thừa kế đất đai không có di chúc
Luật thừa kế đất đai không có di chúc có gì mới?

Trong trường hợp gia đình chị nêu trên, chị không thấy nhắc đến các tài sản khác do bố chị để lại nên chúng tôi sẽ không đề cập giải quyết mà chỉ xin tư vấn thừa kế đất đai phần diện tích 1000m2 đất mà bố chị không có di chúc để phân chia di sản. Như vậy, chị và em gái chị thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Điều 57 Luật công chứng chứng thực năm 2014 xác định:

“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó”

Cùng với đó điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 cũng quy định hàng thừa kế thứ nhất để được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật gồm: vợ, chồng,cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, me nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, chị em chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố chị, trường hợp bố chị còn ông bà thân sinh hay con nuôi thì họ cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Trường hợp hàng thừa kế thứ nhất của bố chị chỉ có chị và em gái thì di sản thừa kế sẽ được chia làm 02 phần bằng nhau, tức là 1000m2 đất trên sẽ được chia đôi, mỗi phần 500m2 và chị và em gái phải thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản tại Văn phòng công chứng.

Thủ tục thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản về luật thừa kế đất đai không có di chúc:

Địa điểm thực hiện: Văn phòng công chứng nơi có di sản để lại của bố chị.

 Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 , Khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng chứng thực năm 2014 xác định

“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. ”.

Một số giấy tờ cần có theo Luật thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc:

 – Văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa chị và em gái chị có chữ ký của hai chị em chị.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất đứng tên bố chị.

– Giấy chứng tử của bố chị.

–  Giấy tờ tùy thân của người nhận di sản như: CMND/ hộ chiếu của chị và em gái chị.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật thừa kế.

– Những giấy tờ cần thiết khác như: giấy khai sinh của chị em chị, giấy chứng tử của ông bà chị, của mẹ chị…

Thời gian thủ tục sang tên sổ đỏ không có di chúc:  

Căn cứ theo Nghị định số 29/2015/NĐ-CP việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Sau khi hết 15 ngày, UBND cấp xã/phường nơi niêm yết sẽ có văn bản thông báo niêm yết lại với xác nhận là di sản được khai nhận đó có tranh chấp hoặc không. Căn cứ văn bản đó, Văn phòng Công chứng sẽ tiến hành thủ tục để chị em chị ký văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc từ chối di sản thừa kế và hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để cơ quan đăng ký đất đai xem xét tách đất và làm sổ mới cho chị em chị. Trong khoảng từ 10 đến 15 ngày làm việc, sẽ có kết quả.

Tổng thời gian của thủ tục sang tên sổ đỏ không có di chúc: Khoảng 30 ngày làm việc.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về Luật thừa kế đất đai không có di chúc dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, chị có thể liên hệ trực tiếp lên tổng đài tư vấn chuyên sâu 1900 6284 hoặc số hotline 0973938866 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ như: Khai nhận di sản thừa kế, thủ tục sang tên sổ đỏ khi mẹ mất, thủ tục sang tên sổ đỏ theo di chúc, làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc (khi thửa đất chưa có sổ), thủ tục sang tên sổ đỏ từ ông bà sang cháu, (tặng cho)…Phamlaw sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

————————

Phòng tư vấn thừa kế đất đai – Luật Phamlaw

xem thêm:

 

 

 

 

 

 

4.5/5 - (6 bình chọn)