Dịch vụ tranh tụng trong các vụ án doanh nghiệp – Công ty Luật Phamlaw
Theo thống kê của Cục quản lý đăng ký kinh doanh, trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, và tính đến ngày 20/04/2017, có đến khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Và con số này vẫn tiếp tục tăng lên khi mà hàng tháng, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập, cụ thể, trong tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 năm 2017 số doanh nghiệp mới thành lập trên cả nước là 10.954 doanh nghiệp; 10.742 doanh nghiệp; 11.677 doanh nghiệp; 12.404 doanh nghiệp; 8.610 doanh nghiệp. Tuy nhiên, song song với việc các doanh nghiệp mới thành lập càng nhiều, số lương các tranh chấp về doanh nghiệp ngày càng tăng, bao gồm các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, giữa các thành viên, giữa doanh nghiệp và người lao động và với các đối tác, tổ chức và cá nhân khác….
Là tổ chức có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tham gia tranh tụng, giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp với chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước trên thế giới của với đội ngũ Luật sư chuyên môn có năng lực, giầu kinh nghiệm được học tập, đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng, PhamLaw xin được giới thiệu đến các quý Doanh nghiệp về dịch vụ tranh tụng của PhamLaw dành cho các doanh nghiệp để quý Khách hàng tham khảo.
Cụ thể, PhamLaw cung cấp dịch vụ tranh tụng dành cho các doanh nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp:
Khi mà tâm lý “cả nể” vẫn luôn là tâm lý thường trực ở người Việt Nam trong các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ kinh tế nói riêng dẫn đến tâm lý chủ quan, thiếu minh bạch khi thành lập, hoạt động hay giải thể doanh nghiệp về tài chính, quản lý doanh nghiệp, do đó, thực tế có rất nhiều những tranh chấp phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Chẳng hạn:
- Tranh chấp về quyền quản lý và điều hành công ty;
- Tranh chấp phát sinh từ quyết định của Đại Hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;
- Tranh chấp về việc góp vốn giữa các thành viên/cổ đông trong công ty; quyền chia lợi nhuận hay nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng;
- Tranh chấp liên quan đến phương thức góp vốn và tài sản góp vốn;
- Tranh chấp về các vấn đề liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Tranh chấp về chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên của công ty hoặc cho người khác không phải thành viên công ty; mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
Thứ hai, những tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động giữa doanh nghiệp và người lao động:
Tranh chấp lao động phát sinh khi có những mâu thuẫn về quyền lợi, nghĩa vụ phải thực hiện giữa người lao động và người sử dụng lao động về các nội dung trong hợp đồng lao động, nội quy lao động, hoặc tranh chấp giữa tập thể người lao động về các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động. Cụ thể, các tranh chấp lao động thường thấy là:
- Tranh chấp lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải;
- Tranh chấp lao động về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng;
- Tranh chấp lao động liên quan đến bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp lao động về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động cho người lao động;
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích của tập thể người lao động;
- ….
Thứ ba, những tranh chấp về kinh doanh thương mại giữa doanh nghiệp và các đối tác:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh:
Thông thường, những tranh chấp kinh tế giữa doanh nghiệp và các đối tác (pháp nhân hoặc cá nhân có đnăg ký kinh doanh) là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên do một trong hai bên thực hiện không đúng, hoặc không đủ quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Việc giải quyết những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp cần phải được giải quyết cẩn thận, đúng lúc, đúng chỗ và có những nguyên tắc riêng. Thế nhưng, khi mâu thuẫn xảy ra, hầu hết các doanh nghiệp thường không nắm rõ quy định của pháp luật, không biết cách giải quyết, tháo gỡ dẫn đến tranh chấp ngày càng gay gắt, không chỉ khiến cho hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ, trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, khi có tranh chấp phát sinh, doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ tranh tụng của Luật sư PhamLaw dành cho các doanh nghiệp để được tháo gỡ và giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, và đúng pháp luật.
Trên đây là những nội dung về các dịch vụ tranh tụng các vụ án trong doanh nghiệp của công ty Luật PhamLaw . Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khánh hàng. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Hãy để chúng tôi được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn!
Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!
Trân trọng!