Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

Khi tổ chức cá nhân phát hiện hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp, hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; sáng chế, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh; hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp mà gây hậu quả cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, cho người tiêu dùng và xã hội thì có thể làm đơn yêu cầu xử lý vi phạm. Trước khi tiến hành thanh kiểm tra, xử lý vi phạm cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét đơn. Để vấn đề liên quan, Luật Phamlaw xin giới thiệu bài viết dưới đây:

Xem Xet Don Yeu Cau Xu Ly Vi Pham
Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

1. Người có quyền yêu cầu xử lý vi phạm

Khoản 1 Điều 22 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định về chủ thể quyên sở hữu công nghiệp có quyền yêu câu xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam.
  • Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm, nếu không bị chủ sở hữu công nghiệp hạn chế quyền yêu cầu xử lý vi phạm.

Những chủ thể này khi thực hiện yêu cầu xử lý vi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì phải nêu rõ tính chất, mức độ vi phạm trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm và cung cấp các tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Ngoài chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có quyền thông báo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục xác minh, xử phạt vi phạm. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm.

Hoạt động phối hợp cùng xác minh xử lý vi phạm nêu trên liên quan đến các đối tượng sau:

  • Hàng hóa, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo.
  • Hàng hóa, dịch vụ vi phạm liên quan đến lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, hóa chất dùng trong y tế, nông nghiệp, môi trường và những mặt hàng khác do người có thẩm quyền xác định theo nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất.

2. Đơn yêu cầu xử lý vi phạm

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm được thể hiện bằng văn bản và bao gồm các nội dung sau:

  • Ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm.
  • Người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền; đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan.
  • Hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm; biện pháp yêu cầu xử lý.
  • Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký, nếu có.
  • Nếu trước đó đơn đã được gửi cho cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày gửi đơn trước đó.

Ngoài ra, đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm có thể cung cấp các tài liệu, mẫu vật, chứng cứ khác để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm và hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Điều 23 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN có quy định chi tiết về các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh, cụ thể:

Về các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn, bao gồm:

  • Bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ và các tài liệu khác được coi là hợp lệ nếu chủ thể quyền xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản gốc.
  • Bản giải trình của chủ thể quyền (về doanh thu, uy tín, quảng cáo, bằng chứng sử dụng rộng rãi, bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ tại các nước khác).

Về tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm, bao gồm:

  • Tài liệu chứng minh chủ sở hữu tên thương mại là các tài liệu, hiện vật chứng minh việc sử dụng trước và hợp pháp tên thương mại trong lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh.
  • Tài liệu chứng minh chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân nắm giữ hợp pháp và đã tiến hành các biện pháp bảo mật thông tin được coi là bí mật kinh doanh.
  • Trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, giấy phép sử dụng chỉ dẫn địa lý không có nội dung thoả thuận hoặc quy định hạn chế quyền yêu cầu xử lý vi phạm của người được chuyển quyền sử dụng thì người đó được phép thực hiện thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, với điều kiện chủ sở hữu quyền không có văn bản phản đối việc thực hiện thủ tục đó.
  • Có thể nộp bản sao tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền và xuất trình bản gốc để đối chứng (Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).

3. Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

Trước khi thực hiện hoạt động xem xét đơn, cơ quan nhận đơn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Xác định thẩm quyền xử lý vi phạm, nếu yêu cầu xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan khác thì hướng dẫn người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Kiểm tra tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.

Sau khi đảm bảo, xác nhận được chính xác, đầy đủ thẩm quyền, giấy tờ liên quan và tiếp nhận tài liệu thì cơ quan nhận đơn có trách nhiệm thực hiện xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm theo các hoạt động sau:

Thứ nhất. Xem xét tính hợp lệ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Nếu các tài liệu, giấy tờ đã đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền phối hợp với chủ thể quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Nếu giấy tờ, tài liệu cung cấp chưa đầy đủ thì cơ quan xử lý vi phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu.

Thứ hai. Yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin, chứng cứ

Trường hợp đon yêu cầu xử lý vi phạm chưa có đủ chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo.

Trường hợp có lý do chính đáng thì có thể đề nghị bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền về việc gia hạn thời gian trả lời nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo ban đầu theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 25 và Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Thứ ba. Yêu cầu giải trình, phản biện giải trình, cung cấp chứng cứ bổ sung

Hoạt động này thực hiện khi các bên đã có ý kiến giải trình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhưng xuất hiện tình tiết, chứng cứ mới trong vụ việc. Trong trường hợp này, các bên có thể cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ý kiến chuyên môn bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyết định giải quyết tranh chấp, quyết định xử lý vụ việc vi phạm có liên quan hoặc tương tự của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu, lập luận, giải trình của mình và làm rõ các tình tiết của vụ việc.

Thứ tư. Làm việc trực tiếp với các bên

Hoạt động này thực hiện khi văn bản giải trình của các bên chưa làm rõ được các tình tiết của vụ việc và theo đề nghị của một hoặc các bên.

Thứ năm. Thông báo dừng giải quyết vụ việc

Trường hợp các bên đạt được thoả thuận về biện pháp giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội thì cơ quan có thẩm quyền ghi nhận thỏa thuận đó và ra thông báo dừng giải quyết vụ việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 và Điểm d Khoản 2 Điều 28 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

Thứ sáu. Thông báo về dự định xử lý vi phạm

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.

Nội dung về Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm chỉ mang tính tham khảo. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Công ty tư vn Phamlaw

Tng đài tư vn pháp lut SHTT chuyên sâu
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)