Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có thể gọi tắt là thiết kế bố trí, được định nghĩa tại khoản 15 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, cụ thể như sau: Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Thiết kế bố trí là một trong bảy đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Để xác lập quyền sở hữu công nghiệp, thiết kế bố trí cần được đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Thu Tuc Dang Ky Thiet Ke Bo Tri Mach Tich Hop Ban Dan
Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

I. Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là gì?

Để thiết kế bố trí được bảo hộ thì cần đáp ứng các điều kiện bảo hộ và không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kẽ bố trí.

Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí được quy định tại Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 bao gồm hai điều kiện:

Thứ nhất. Có tính nguyên gốc. Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện: Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả; chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc như trên.

Thứ hai. Có tính mới thương mại. Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại trên được hiểu là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí bao gồm:

– Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn.

– Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

II. Đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Đơn đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí, đánh máy theo mẫu số: 02-TKBT Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

– 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí.

– Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí.

– Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

III. Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Bước 1. Nộp đơn đăng ký

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể tự mình hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nộp đơn theo hai hình thức sau:

Hình thức 1: Nộp đơn giấy

Nộp tại một trong ba địa điểm sau bằng cách nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện:

– Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Người nộp đơn nộp phí đăng ký ngay khi nộp đơn.

Hình thức 2: Nộp đơn trực tuyến

Để nộp được đơn trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký thiết kễ bố trí trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký thiết kễ bố trí

Việc thẩm định hình thức nhằm đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký.

Nếu đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nếu đơn đăng ký không hợp lệ (các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện thủ tục sau:

– Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Đơn đăng ký thiết kễ bố trí được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

Bước 3. Công bố đơn

Đơn đăng ký thiết kế bố trí được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quá trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.

Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 4. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí không thuộc trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 2 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

IV. Phí đăng ký thiết kế bố trí

Thông tư 263/2016/TT- BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, theo đó khi đăng ký thiết kế bố trí cần nộp các khaonr phí sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ.

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ.

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình.

– Phí thẩm định: 180.000VNĐ

Xem thêm: >>> Hướng dẫn nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích

——————

Phòng thủ tục hành chính – Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)