Hướng dẫn nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích

Hướng dẫn nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích

Trong đời sống hiện nay dù chưa được nghe nhiều đến thuật ngữ giải pháp hữu ích nhưng sự hiện diện của nó lại rât phổ biến. Ví dụ: cách trộn bê tông để mau đông, tạo ra đầu bút bi giúp viết đều mực… Những giải pháp hữu ích được tạ ra nhằm cải tiên những sản phẩm, quy trình đã có trở nên ưu việt hơn và dễ dành hơn. Để xác lập quyền đối với giải pháp hữu ích của mình, chủ giải pháp hữu ích phải nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Để tìm hiểu thêm về đơn đăng ký giải pháp hữu ích và cách nộp đơn thì Luật Phamlaw giưới thiệu tới quý khách hàng các quy định có liên quan đến đăng ký giải pháp hữu ích như sau:

Huong Dan Nop Don Dang Ky Giai Phap Huu Ich
Hướng dẫn nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích

1. Giải pháp hữu ích là gì?

Giải pháp hữu ích là một dạng đặc biệt của sáng chế và có điều kiện bảo hộ thoáng hơn so với sáng chế. Cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới. Một sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Điều kiện bảo hộ giải pháp hữu ích dễ dàng hơn so với sáng chế khi không có yêu cầu về tính sáng tạo. Điều này xuất phát từ bản chất của giải pháp hữu ích là những sản phẩm chế tạo ra nhằm cải tiến hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó. Nhờ những giải pháp hữu ích mà sản phẩm tạo ra sẽ có thêm nhiều chức năng hữu ích hơn.

2. Thành phần đơn đăng ký giải pháp hữu ích

Thành phần đơn đăng ký giải pháp hữu ích bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

– 02 Bản mô tả giải pháp hữu ích; Bản mô tả giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).

+ Phần mô tả: phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau: Tên giải pháp hữu ích, lĩnh vực sử dụng giải pháp hữu ích, tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng giải pháp hữu ích, bản chất kỹ thuật của giải pháp hữu ích, mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có), mô tả chi tiết các phương án thực hiện giải pháp hữu ích, ví dụ thực hiện giải pháp hữu ích, những lợi ích (hiệu quả) có  thể đạt được.

+ Yêu cầu bảo hộ: được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.

+ Hình vẽ, sơ đồ (nếu có): được tách thành trang riêng.

– 02 Bản tóm tắt giải pháp hữu ích. Tóm tắt giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Các tài liệu khác (nếu có): giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp), giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có), tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác), tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Cách nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích

Chủ sở hữu giải pháp hữu ích có thể tự mình hoặc thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nộp đơn theo hai hình thức sau:

Hình thức 1: Nộp đơn giấy

Nộp tại một trong ba địa điểm sau bằng cách nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện:

– Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Người nộp đơn nộp phí đăng ký ngay khi nộp đơn. Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Hình thức 2: Nộp đơn trực tuyến

Để nộp được đơn trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký giải pháp hữu ích trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

4. Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

Luật Phamlaw – Hỗ trợ các dịch vụ: Đăng ký giải pháp hữu ích; Gia hạn nhãn hiệu; Đăng ký bản quyền tác giả…Liên hệ tổng đài 1900 để được hỗ trợ tư vấn. Hỗ trợ dịch vụ qua 2 số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866. Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm: >>>Tra cứu và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

———————

Phòng thủ tục hành chính – Luật Phamlaw

5/5 - (1 bình chọn)