Đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng

Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu về dịch vụ ăn uống lại càng phát triển và không thể không kể đến sự góp mặt của các nhà hàng. Vì thế sự cạnh tranh của các nhà hàng trên thực tế lại càng trở nên gay gắt. Để giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng cạnh tranh đến hoạt động của mình thì nhà hàng cần tạo ra nét đặc trưng, sự khác biệt chỉ có của riêng mình. Nét đặc trưng đó không chỉ thể hiện ở chất lượng dịch vụ mà còn thể hiện ở thương hiệu. Nhưng để đảm bảo thương hiệu trong quá trình hoạt động tránh được những xâm phạm từ những tổ chức, cá nhân khác thì cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Để làm rõ vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng, Luật Phamlaw xin giới thiệu quy trình thủ tục như sau:

Dang Ky Bao Ho Thuong Hieu Nha Hang
Đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng

I. Thương hiệu nhà hàng là gì?

Thương hiệu nhà hàng là ngôn ngữ đời sống hay sử dụng, trong ngôn ngữ pháp lý thương hiệu nhà hàng được gợi là nhãn hiệu nhà hàng. Nhãn hiệu được định nghĩa tại khoản 16 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, cụ thể như sau:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Vậy nhãn hiệu được đặt ra nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Theo đó nhà hàng cần xây dựng một nhãn hiệu độc đáo, dễ nhận biết, có nét riêng của mình. Điều này là cần thiết bởi lẽ việc xây dựng một nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng phan biệt được nhà hàng này với nhà hàng khác và tạo được dấu ấn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.

II. Đơn đăng ký thương hiệu nhà hàng

Khi đăng ký nhãn hiệu nhà hàng cần chuẩn bị hồ sơ sau đây (Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định (xem chi tiết trên trang điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp).

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

– Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đơn đăng ký này phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau được làm bằng ngôn ngữ khác, cụ thể:

– Giấy ủy quyền.

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký.

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.

– Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Nếu như đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quyền ưu tiên theo quy định thì cần có tài liệu chứng minh bao gồm:

– Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.

– Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

III. Thủ tục đăng ký thương hiệu nhà hàng

Bước 1. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Nhà hàng có nhãn hiệu muốn đăng ký có thể trực tiếp hoặc thông qua Đại diện Sở hữu trí tuệ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại một trong các địa điểm sau:

– Cục Sở hữu trí tuệ.

– Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng.

– Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ chí Minh.

Lưu ý: Trước khi nộp đơn đăng ký, để đảm bảo khả năng được chấp nhận đon cao hơn cần thực hiện tra cứu sơ lược về phân loại nhóm và phân loại hình của nhãn hiệu nhằm kịp thời sửa chữa khi phát hiện có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác hay nhãn hiệu nổi tiếng.

Bước 2. Thẩm định hình thức

Thẩm định hình thức nhằm xác định tính hợp lệ của đơn đăng ký nhãn hiệu. Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, sẽ xảy ra hai trường hợp với đơn đăng ký:

Thứ nhất đơn đăng ký không hợp lệ. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục sau:

– Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.

– Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.

– Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí.

Thứ hai, đơn đăng ký hợp lệ hoặc người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời gian thẩm định hình thức không quá 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký.

Sau khi đơn đăng ký đã được chấp nhận hợp lệ thì sẽ được công bố trên Công báo sở hữ công nghiệp. Thời gian công bố đơn đăng ký nhãn hiệu không quá 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 3. Thẩm định nội dung

Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhằm đánh giá khả năng cấp văn bằn bảo hộ.

Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 4. Nhận Giấy chứng nhận

Việc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ được đặt ra khi đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và người nộp đơn nộp lệ phí. Khi đó, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhà hàng. Quý khách hàng còn vướng mắc, kết nối tổng đài tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính sở hữu trí tuệ 1900. Hỗ trợ dịch vụ này, Quý khách hàng kết nối hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508. Phamlaw luôn sẵn sàng phục vụ.

——————————

Phòng thủ tục hành chính – Luật Phamlaw.

5/5 - (1 bình chọn)