Tư vấn đăng ký bản quyền tác phẩm kiến trúc

Tư vấn đăng ký bản quyền tác phẩm kiến trúc

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, việc bảo vệ quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung đang là một vấn đề ngày càng trở nên nóng bỏng. Đứng trước yêu cầu đó và thực tế phát triển kinh tế xã hội của nước ta, việc bảo hộ quyền tác giả trong đó có tác phẩm kiến trúc đang được quan tâm rất lớn.

PhamLaw trân trọng gửi đến Quý Khách hàng các thông tin về thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm kiến trúc như sau:

Thế nào là quyền tác giả?

Quyền tác giả bao gồm một tập hợp quyền dành cho người sáng tạo đối với tác phẩm nghệ thuật của. Các tác giả và người thừa kế của họ nắm giữ các độc quyền để sử dụng hoặc cấp li-xăng cho người khác sử dụng tác phẩm theo điều kiện thỏa thuận.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành thì: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 gồm:

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a, Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b,……

i) Tác phẩm kiến trúc;

k)….

Bảo hộ tác phẩm kiến trúc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì: “Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.

b) Công trình kiến trúc.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, tác phẩm kiến trúc là đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, do vậy, quyền tác giả có đầy đủ đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trường hợp tác giả tác phẩm đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì tác giả là chủ sở hữu quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong trường hợp tác giả tác phẩm không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm (tác giả sáng tạo tác phẩm dựa trên cơ sở hợp đồng làm việc, nhiệm vụ được giao) thì tác giả sở hữu quyền nhân thân và chủ sở hữu tác phẩm sở hữu quyền tài sản.

Bảo hộ tác phẩm kiến trúc không phải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên đó là một thủ tục cần thiết để tác giả tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước hành vi xâm phạm của chủ thể khác.

Phamlaw xin được Tư vấn đăng ký bản quyền tác phẩm kiến trúc cụ thể như sau

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bao gồm:

– Đơn xin đăng ký về quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm phải được viết bằng tiếng Việt.

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký bảo hộ trong đó thể hiện đầy đủ và rõ ràng ý tưởng sáng tạp của tác phẩm kiến trúc bằng bản vẽ thiết kế và hai bộ ảnh đen trắng đối với sa bản và mô hình  (nếu có)

– Giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, thừa kế;

– Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;

– Văn bản đồng ý của đồng tác giả nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Bản sao chứng minh thư của tác giả;

Quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc được bảo hộ trong suốt quá trình từ sáng tạo đến xây dựng và sử dụng. Quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc bao gồm:

Thứ nhất, Quyền công bố, đứng tên tác phẩm

Tác giả có quyền tự mình công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm kiến trúc do mình sáng tạo ra dưới các hình thức:

– Các đồ án dự thi hoặc đồ án thiết kế.

– Trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình…

– Trong các ấn phẩm: báo, tạp chí, sách, phim ảnh, băng hình tài liệu được phổ biến tại các hội thảo.

– Trưng bày tại các triển lãm.

– Đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc.

Việc công bố tác phẩm kiến trúc ở nước ngoài của tác giả Việt Nam phải theo đúng quy định của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nội dung tác phẩm kiến trúc đưa công bố phải đạt yêu cầu sau:

– Tài liệu thiết kế: các hình vẽ chủ yếu thể hiện được ý đồ và giải pháp kiến trúc (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, bối cảnh…)

– Công trình đã xây dựng xong (có thêm ảnh chụp)

Tác phẩm kiến trúc được coi như đã công bố khi:

– Gửi đi dự thi và được chấp nhận.

– Đăng ký tại một tổ chức thiết kế có tư cách pháp nhân và được cơ quan phê duyệt.

Đã đăng ký tại cơ quan bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc.

– Đã được trình bày tại các triển lãm hoặc trên các ấn phẩm chuyên ngành kiến trúc.

– Công trình xây dựng xong.

Đứng tên tác phẩm:

– Trong bất kỳ hình thức công bố nào như quy định trên, tác giả được quyền ghi tên mình (tên khai sinh hoặc bút danh, bí danh) với danh nghĩa là tác giả.

– Các cơ quan thông tin đại chúng phải nên tên tác giả khi giới thiệu tác phẩm kiến trúc.

– Đối với các công trình đã xây dựng được thực hiện việc gắn biển hình thức, nội dung và vị trí gắn biển do Bộ Xây dựng quy định trong văn bản riêng.

Thứ hai, Quyền bảo vệ tác phẩm.

– Tác giả được quyền bảo vệ tác phẩm của mình trong thẩm tra xét duyệt thiết kế, trong thi công và sử dụng công trình.

– Tác giả được ưu tiên thiết kế ở những giai đoạn tiếp theo sau khi phương án thiết kế dự thi, luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) đã được phê duyệt.

– Trong quá trình thi công xây dựng tác giả có quyền giám sát tác phẩm theo các quy định hiện hành. Mọi sửa đổi bản thiết kế đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của tác giả, chủ công trình và cơ quan phê duyệt. Trường hợp các sửa đổi không có chấp nhận sẽ do một hội đồng gồm đại diện chủ công trình, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (Bộ, Sở Xây dựng), đơn vị thi công và tác giả cùng xem xét, quyết định.

-Tác giả là một thành viên của đại diện tổ chức thiết kế trong Hội đồng nghiệm thu các cấp.

– Trong quá trình sử dụng chủ sở hữu công trình muốn thay đổi hình khối, các yếu tố tổ hợp mặt đứng, tổ chức không gian, kết cấu chịu lực chính cần thoả thuận với tác giả hoặc với cơ quan quản lý xây dựng có thầm quyền đối với trường hợp không hỏi được tác giả (tác giả ở xa hoặc đã chết).

Thứ ba, Quyền lợi về vật chất.

– Tác giả của các tác phẩm kiến trúc làm theo đơn đặt hàng được hưởng tiền thiết kế và tiền thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước, hoặc theo sự thoả thuận với người đặt hàng.

– Việc phân phối tiền thiết kế và tiền thưởng cho tác giả là thành viên của tổ chức thiết kế đó quy định theo sự quản lý chung của Nhà nước.

– Tác giả được hưởng quyền lợi vật chất theo quy chế hiện hành khi tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo, sử dụng lại tác phẩm của mình.

Thứ tư, Bảo hộ quyền tác giả.

– Các quyền tác giả được bảo hộ theo luật định và mọi tác giả đều được bảo hộ quyền này bình đẳng trước pháp luật.

– Mọi vi phạm và tranh chấp về quyền tác giả, tuỳ theo nội dung và tính chất sẽ được giải quyết bằng quyết định của cơ quan bảo hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc với sự tham gia của Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước, cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền hoặc của toà án theo Điều 6 của Nghị định số 142-HĐBT.

Như vậy, đối với các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Theo đó, thời gian bảo hộ tác phẩm kiến trúc là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Liên hệ dịch vụ hoặc Tư vấn đăng ký bản quyền tác phẩm kiến trúc số tổng đài của Phamlaw để được hỗ trợ.

Xem thêm: >>> Thủ tục Đăng ký Bản quyền tác giả

3.5/5 - (2 bình chọn)