Tín dụng đen

Tín dụng đen là gì? Cho vay tín dụng đen có bị xử lý hình sự không?

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao cùng với các quy định chi trả do một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức nằm ngoài vòng kiểm soát của pháp luật đề ra.  Họ không đăng ký kinh doanh cũng như chưa từng được ấp phép hay chịu sự quản lý của bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào đối với hoạt động cho vay này.

Do vậy những hoạt động tín dụng có tính pháp lý bảo vệ người vay và người cho vay, được quy định tại pháp luật còn được gọi là “tín dụng trắng”, trái ngược với tín dụng đen không kiểm soát được các vấn đề.

Tin Dung Den La Gi
Tín dụng đen là gì?

Quy định về cho vay tín dụng đen

Không có định nghĩa nào của pháp luật về tín dụng đen, nhưng có thể xác định tín dụng đen là một hoạt động cho vay thường là có ít nhất 2 trong số 3 yếu tố bất hợp pháp là: cho vay bất hợp pháp, lãi suất trái luật và đòi nợ phạm pháp.

Thứ nhất, cho vay bất hợp pháp là hoạt động cho vay thường xuyên, với mục đích kinh doanh, nhưng không có giấy phép kinh doanh về dịch vụ tín dụng hoặc dịch vụ cầm đồ và kể cả trường hợp tuy được phép cho vay nhưng lại cho vay vượt phạm vi được phép hoạt động.

Cho vay bất hợp pháp cũng có thể là việc lừa dối, đe dọa, cưỡng ép người vay làm cho khách hàng nhận thức nhầm rằng việc đi vay là sự tự nguyện thởa thuận, việc cho vay và các điều kiện kèm theo là hợp pháp;

Thứ hai, lãi suất trái luật là mức vượt quá 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, tín dụng đen thường có lãi suất cao gấp đôi mức này trở lên. Từ ngày 05/11/2010 đến ngày 31/12/2016, lãi suất trái luật là vượt quá 13,5%/năm (quá 150% lãi suất cơ bản).

Thứ ba, đòi nợ phạm pháp là việc bên cho vay hoặc thông qua bên thứ ba đòi nợ bằng cách gây sức ép kiểu đe doạ, cưỡng ép, khủng bố tinh thần, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khởe, tính mạng của người vay và thân nhân họ.

Như vậy, tuy cá nhân hay pháp nhân nào đó hoạt động cho vay bất hợp pháp, nhưng chỉ cho vay với mức lãi suất không quá 20%/năm và không đòi nợ phạm pháp thì cũng chưa thể gọi là tín dụng đen. Hay nếu ai đó chỉ cho người khác vay một vài triệu đồng với lãi suất 100%/năm cũng chưa đến mức là tín dụng đen.

Một trong các cách thức hoạt động tín dụng đen là lập lờ sử dụng các cụm từ “công ty tài chính” hoặc “dịch vụ tài chính” gây nhầm lẫn cho người khác hiểu rằng đó là tổ chức tín dụng. Việc này đã vi phạm vào quy định, nếu không phải là tổ chức tín dụng thì không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “công ty tài chính”. Đến cuối năm 2018, chỉ có 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đang hoạt động hợp pháp (Điều 5 Luật các tổ chức tín dụng 2010).

Không phải tất cả các hoạt động tín dụng bất hợp pháp đều là tín dụng đen, nhưng đã là tín dụng đen thì luôn là bất hợp pháp và đến một mức độ bất hợp pháp tương đối nghiêm trọng, mà điển hình là tội cho vay lãi nặng.

Một trong các trường hợp điển hình mập mờ cả về tên gọi và kinh doanh dịch vụ cho vay mà không được phép, đó là Công ty tài chính Nam Long (Tập đoàn Nam Long, có trụ sở tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), đã bị khởi tố điều tra về tội cho vay lãi nặng vào cuối năm 2018. Mặc dù đơn vị này không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về kinh doanh dịch vụ cầm đồ hay bất kỳ giấy phép nào khác về hoạt động cho vay, nhưng đã kinh doanh hoạt động cho vay trên phạm vi toàn bộ 63 tỉnh, thành trong cả nước, với mức lãi suất một số khoản vay lên đến 1.043%/ năm (2,857%/ngày).

Một số đặc điểm của tín dụng đen

Tín dụng đen – Lãi suất rất cao

Đặc điểm nhận dạng dễ dàng nhất của tín dụng đen đó là lãi suất cao, gấp 15 – 20 lần so với mức lãi suất tối đa ngân hàng đặt ra. Hiện nay, ngân hàng nhà nước yêu cầu mức lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm, với tín dụng đen, con số lãi suất sẽ là 300% – 500%/năm, một con số cực kỳ lớn.

Tín dụng đen – Vay dễ dàng không cần giấy tờ

Tín dụng đen lợi dụng nhu cầu cần tiếp gấp của khách hàng nên thủ tục vay vô cùng đơn giản, gần như thực hiện giao dịch cho vay mà cần tài sản hay giấy tờ tín chấp cho khoản vay.

Hợp đồng cho vay đơn giản, thậm chí có thể giao dịch thông qua trao đổi trực tiếp bằng miệng mà không cần hợp đồng đi kèm.

Chủ thể của tín dụng đen

Tín dụng đen thông thường sẽ do cá nhân cung cấp hoặc do một tổ chức tín dụng tư nhân không có thương hiệu, không được pháp luật cho phép cung cấp.

Tín dụng đen – Hình thức đòi nợ “giang hồ”, “xã hội đen”

Tham gia tín dụng đen và không thể trả được nợ, bạn sẽ gặp phải những cách thức siết nợ “giang hồ” với đội ngũ đòi nợ hung hãn, sẵn sàng dọa chém, dọa giết, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bạn và gia đình bạn.

Tín dụng đen – Ai cũng có thể vay

Nếu như với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng uy tín, khách hàng sẽ phải được xét duyệt hồ sơ để chấp thuận vay thì với tín dụng đen, bất cứ ai cũng có thể vay, chỉ cần đang cần tiền gấp. Bên tín dụng đen sẽ không xét đến các yếu tố như mức độ uy tín hay mức thu nhập của bạn.

Các hình thức tín dụng đen thường gặp

App tín dụng đen

Hiện nay có rất nhiều app vay tiền mọc lên với thủ tục vay vốn vô cùng đơn giản, chỉ cần nhập thông tin cá nhân, cung cấp ảnh chụp CMND là bạn đã có thể được hỗ trợ một khoản vay. Tuy nhiên, khách hàng lưu ý, ẩn trong hình thức này là hiện thân của tín dụng đen với mức lãi suất cắt cổ, và khi không thể đáp ứng được việc trả nợ, bạn sẽ bị đòi nợ, xiết nợ gắt gao.

Cho vay xã hội đen

Đội ngũ này hoạt động ngầm, không được sự cho phép của hành lang pháp lý, thường tìm đến những khách hàng đang gặp khó khăn tài chính, cần vay gấp một khoản tiền để bù đắp hoạt động kinh doanh hoặc cần gấp cho cuộc sống nhưng không thể vay được ở bất cứ đâu.

Vay tiền xã hội đen không trả sẽ có những hậu quả đáng sợ, gây ảnh hưởng đến tài sản nhà ở, đất đai của khách hàng, thậm chí là sức khỏe, tính mạng.

Tín dụng đen cá nhân

Tín dụng đen cũng có thể xuất pháp từ một cá nhân cho vay với mức lãi suất cực cao, cá nhân này coi đây là một hình thức kinh doanh kiếm bộn tiền.

Mức phạt tội cho vay nặng lãi

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (tức 100%), thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. (Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

Cụ thể người phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý như sau:

– Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là câu trả lời chi tiết của Luật sư PhamLaw đã theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào vui lòng kết nối đến số hotline để được tư vấn luật nhanh chóng nhất!

Xem thêm:

Rate this post