Mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp

Mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp

Trong kinh doanh nói riêng, mục tiêu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xác định nền tảng của hoạch định, xây dựng hệ thống chiến lược, tìm cách theo đuổi và đạt được mục tiêu đã đề ra, từ đó góp phần đạt được thành công hiệu quả. Vậy mục tiêu cơ bản của việc tạo lập doanh nghiệp là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp

Có thể thấy, mục tiêu hàng đầu của tạo lập doanh nghiệp trên thị trường là tìm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp là người sản xuất và bán các hàng hóa trên thị trường. Tuy nhiên, khi công ty sản xuất ra những chiếc ô tô hay công ty Thiên Long sản xuất ra những chiếc bút bi có chất lượng cao thì không phải những công ty này chỉ thuần túy theo đuổi những mục tiêu xã hội cao cả: làm ra những chiếc ô tô hay những chiếc bút bi phục vụ các nhu cầu của xã hội. Đành rằng những chiếc ô tô hay bút bi là những sản phẩm hữu dụng, có ích đối với xã hội, song ẩn chứa đằng sau chúng là những khoản lợi nhuận mà các công ty này mong đợi.

Trong trường hợp nói trên, các loại hàng hóa cụ thể như ô tô, bút bi chỉ là các phương tiện để các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lợi nhuận của mình. Vì thế, dù xã hội vẫn cần đến những chiếc ô tô, bút bi…, song giả sử vào một lúc nào đó, các hàng hóa này không còn tạo ra lợi nhuận lâu dài cho các công ty trên, nếu không bị phá sản, chúng gần như chắc chắn sẽ chuyển sang lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh khác.

Trên thực tế, khi nhà máy sản xuất xe đạp Xuân Hòa trước đây không còn kinh doanh xe đạp mà chuyển sang sản xuất bàn ghế, thì nó đã xử sự đúng như vậy. Ở đây, xe đạp hay bàn ghế không phải là mục tiêu đích thực của doanh nghiệp. Giờ đây, doanh nghiệp sản xuất bàn ghế vì đối với nó, đó là phương cách kiếm lợi nhuận hiệu quả hơn. Cho nên, khi phân tích về hành vi cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường, sẽ là hợp lý khi chúng ta khẳng định rằng: mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Khi một doanh nghiệp hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, thì đó không phải là trường hợp điển hình mà chúng ta muốn chú ý đến.

Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của tạo lập doanh nghiệp. Khi tiến hành các hoạt động của mình, doanh nghiệp thường theo đuổi một hệ mục tiêu phức tạp: tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường nhằm cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường (thường gắn với việc tối đa hóa doanh thu), tăng giá trị cổ phiếu của công ty, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng, giảm thiểu rủi ro nhằm ổn định hóa mức lợi nhuận…

Trong số các mục tiêu này, nhiều mục tiêu có thể xung đột với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đặc biệt nếu xét trong ngắn hạn. Chẳng hạn, khi ưu tiên cho việc mở rộng thị phần, doanh nghiệp thường gia tăng quảng cáo, hạ giá hàng hóa và trong nhiều trường hợp, nó có thể chấp nhận thua lỗ ngắn hạn. Khi doanh nghiệp bỏ ra những khoản tiền lớn để làm từ thiện, hay làm những công việc thuần túy có tính chất xã hội, quỹ lợi nhuận của nó bị giảm đi. Tuy thế, xét đến cùng, tối đa hóa lợi nhuận vẫn là mục tiêu ưu tiên, có tính chất lâu dài của hầu hết các doanh nghiệp. Nó thường tồn tại như là động cơ nằm phía sau các mục tiêu khác.

Ví dụ như khi doanh nghiệp tập trung để giành giật thị trường với các đối thủ khác, rõ ràng động cơ của nó là có được những khoản lợi nhuận cao hơn, bảo đảm hơn, xét về lâu dài. Mở rộng thị trường thường không phải là thứ mục tiêu “tự nó”. Khi đã độc chiếm thị trường, doanh nghiệp thường nâng giá hàng hóa để có lợi nhuận cao, mặc dù trước đó, nó có thể thường xuyên hạ giá sản phẩm của mình. Hay khi doanh nghiệp tiến hành đa dạng hóa kinh doanh (đa dạng hóa lĩnh vực, mặt hàng, địa điểm… kinh doanh) thì thực ra nó cũng đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro, bất trắc. Ở đây, lợi nhuận vừa là động cơ, vừa là điều kiện tồn tại dài lâu của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh, muốn tồn tại, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, mở rộng thị trường… Doanh nghiệp sẽ không thể làm được như vậy nếu nó ở trong tình trạng không có lợi nhuận hay thua lỗ kéo dài.

Ngoài các mục tiêu phân tích ở trên, việc tạo lập doanh nghiệp còn hướng đến mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chính vì vậy mà Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp thành lập và hoạt động, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong những điều kiện nhất định, việc tạo lập doanh nghiệp và hoạt động không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn giúp Nhà nước thực hiện trách nhiệm của mình trong việc ổn định đời sống ấm no, đầy đủ đối với nhân dân.

2. Các lực lượng tác động đến nền tảng mục tiêu của doanh nghiệp.

Thứ nhất, chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp

Đây là lực lượng quan trọng nhất ảnh hưởng đến nền móng mục đích của doanh nghiệp cũng như nền móng mục đích kế hoạch trong từng thời kỳ cụ thể. Ý kiến thái độ của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng rất to đến hệ thống mục đích. Những người chủ sở hữu thường quan tâm đến giá trị lợi nhuận và sự tăng trưởng chung vốn đầu tư của họ. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phải chú ý cân nhắn cung cấp, đặc biệt là các mục đích lợi nhuận.

Thứ hai, đội ngũ những người lao động

Đây là lực lượng đông đảo nhất trong công ty và thế giới càng phát triển thì lực lượng này càng cần được để ý nhiều hơn. Thông thường khi hoạch định kế hoạch thì các nhà hoạch định cần để ý đến các mục đích của lực lượng lao động này. Các mục tiêu đó thường là tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc an toàn, sự ổn định…

Thứ ba, khách hàng

Khách hàng là phân khúc giúp sức tạo ra doanh số và mang lại sự phát triển bền vững cho công ty. Đối tượng càng được khu vực hóa và quốc tế hóa thì phân khúc khách hàng càng mở rộng. Thu nhập của khách hàng tối ưu, nhu cầu chi tiêu, sử dụng của họ càng tăng và càng phong phú góp phần tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về Mục tiêu cơ bản của tạo lập doanh nghiệp? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

5/5 - (1 bình chọn)