Thời hiệu là gì theo quy định Bộ luật Dân sự

Thời hiệu là gì? Quy định của pháp luật về thời hiệu

Thời hiệu là gì? Có những loại thời hiệu nào?

Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thoi Hieu La Gi
Thời hiệu là gì?

Cũng theo Bộ luật Dân sự 2015, tại Điều 150 quy định có các loại thời hiệu khởi kiện sau:

Thời hiệu hưởng quyền dân sự: Là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

Ví dụ như: với trường hợp vật bị đánh rơi, bỏ quên mà sau 1 năm kể từ ngày thông báo công khai việc nhặt được mà không xác định được ai là chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì vật đó mới thuộc sở hữu của người nhặt được.

Khoản 2 Điều 230 Bộ luật dân sự 2015:

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: Là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ khi mua một sản phẩm điện máy luôn đi kèm với thời gian bảo hành từ nhà sản xuất hay từ người bán sản phẩm và khi kết thúc thời gian trên thì bên bán được miễn trừ nghĩa vụ bản hành đối với sản phẩm mà mình bán ra.

Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành

Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

Thời hiệu khởi kiện: Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Ví dụ về thời kiện khởi kiện về hợp đồng như sau:

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: Là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Ví dụ: Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Thời hiệu và thời hạn khác nhau thế nào?

Thời hạn và thời hiệu là các khoảng thời gian được áp dụng khác nhau, tuy nhiên thực tế có không ít trường hợp sử dụng nhầm lẫn các thuật ngữ này. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản của thời hạn và thời hiệu:

Tiêu chíThời hạnThời hiệu
Khái niệmTheo Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015:

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định

Đơn vị tínhPhút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc một sự kiện có thể sẽ xảy ra

Năm

Thời điểm bắt đầu và kết thúcNgày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạnTheo Điều 156 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Do đó ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu.

Chủ thể áp dụng– Cơ quan nhà nước

– Cá nhân, tổ chức

Các cơ quan nhà nước, chủ yếu là Tòa án, Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát
Trường hợp áp dụng– Trong giao dịch dân sự giữa cá nhân, tổ chức với nhau

– Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết vấn đề cụ thể.

Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật định.
Phân loạiDựa vào chủ thể quy định có 03 loại:

– Thời hạn do luật định

– Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

– Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

Bao gồm 04 loại:

– Thời hiệu hưởng quyền dân sự

– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

– Thời hiệu khởi kiện

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Vấn đề gia hạnThời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.Thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài

Cách tính thời hiệu

Theo Điều 151 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Với mỗi loại thời hiệu khác nhau, cách xác định thời hiệu cũng khác nhau. Cụ thể:

Thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

Căn cứ Điều 153 Bộ luật Dân sự, hai loại thời hiệu này có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trường hợp có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.

Ngoài ra, căn cứ Điều 152 Bộ luật Dân sự, trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.

Thời hiệu khởi kiện:

Theo khoản 1 Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp của bị xâm phạm là thời điểm người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây thiệt hại, tổn thất cho người khác..

Trường hợp các bên không quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì tuỳ theo tính chất của từng quan hệ mà pháp luật có những quy định riêng như “ngay lập tức”, “khoảng thời gian hợp lý”, hoặc “khi có yêu cầu”,…

Theo đó, chỉ sau khi kết thúc thời hạn này mới coi là thời điểm vi phạm và bắt đầu tính thời hiệu. Trong một số trường hợp, thời điểm vi phạm là thời điểm xác lập quan hệ hoặc là thời điểm xảy ra một sự kiện nào đó.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:

Căn cứ khoản 2 Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)