Chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên

Chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên

Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Như vậy, dù là loại hình doanh nghiệp gì, lợi nhuận công ty đều chia theo tỷ lệ vốn góp khi đăng ký thành lập công ty. Các thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản trị giá được bằng tiền.

Để hiểu rõ hơn về thủ tục chia lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và luật khác có liên quan. Dưới đây Luật Phamlaw sẽ hướng dẫn cụ thể theo quy định pháp luật mới nhất về thủ tục chia lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để quý khách hàng có thể tham khảo.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

Các văn bản pháp luật khác có liên quan (Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật du lịch, Luật kinh doanh bảo hiểm,…).

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Theo quy định tại Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 thì: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH một thành viên là cá nhân do một cá nhân là chủ sở hữu công ty, chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Mô hình quản lý công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân bao gồm: Chủ tịch công ty, giám đốc (tổng giám đốc). Chủ tịch công ty có thể kiêm giám đốc (tổng giám đốc).

2. Chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên

Mục đích của các chủ thể khi thành lập doanh nghiệp là muốn tìm kiếm lợi nhuận. Theo pháp luật hiện hành, lợi nhuận của công ty được phân chia chỉ khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ cùng nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Khoản lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên có thể hiểu là phần tài sản thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi tất cả các chi phí là thuế

+ Đối với công ty TNHH  một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Sẽ được hưởng toàn bộ số lợi nhuận đó. Chủ sở hữu công ty sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

+ Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: Các thành viên trong tổ chức sẽ hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.

Lưu ý:

+ Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn ( Khoản 6 điều 77 Luật doanh nghiệp 2020)

+ Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận (Điều 69 Luật doanh nghiệp 2020).

3. Điều kiện để chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Các thành viên sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định với điều kiện đầu tiên là công ty kinh doanh có lãi. Tuy nhiên phải kèm theo điều kiện:

+ Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật

+ Bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Tức là công ty trước tiên phải nộp tất cả các khoản thuế phải đóng, các khoản tài chính khác theo quy định.

Trong quá trình tính toán chia lợi nhuận, công ty phải bảo đảm sau khi chia lợi nhuận vẫn còn khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, thanh toán các nghĩa vụ tài sản đến hạn trả. Điều đó có nghĩa là nếu công ty không đảm bảo khả năng thanh toán thì không được chia lợi nhuận.

4. Cách thức phân chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên

Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì vấn đề phân chia lợi nhuận ở công ty TNHH được thực hiện theo hai cách sau:

Thứ nhất, chia theo thỏa thuận, cam kết giữa các thành viên công ty

Việc phân chia lợi nhuận theo thỏa thuận của thành viên công ty được ghi nhận tại điều lệ công ty bởi đây là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc hoạt động của công ty. Ngay từ khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, các thành viên sẽ tự thỏa thuận với nhau về nguyên tắc phân chia lợi nhuận, sau đó mới ghi nhận vào điều lệ.

Thứ hai, chia lợi nhuận theo phần vốn góp tương ứng của thành viên. Dựa trên số vốn góp của từng thành viên, công ty sẽ tiến hành phân chia tỷ lệ phần trăm lợi nhuận: Số vốn góp của thành viên càng nhiều thì lợi nhuận nhận được sẽ nhiều hơn so với các thành viên góp vốn ít hơn. Đây là phương thức chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng.

Trường hợp có thỏa thuận, lợi nhuận kinh doanh sẽ được chia theo thỏa thuận nếu khi góp vốn các thành viên có thỏa thuận về lợi nhuận và phải được ghi trong Điều lệ công ty. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì phần lợi nhuận sẽ được phân chia theo quy định của Luật doanh nghiệp cụ thể là chia theo tỷ lệ phần vốn góp. Sở dĩ Luật quy định nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế phải được quy định trong Điều lệ là bởi Điều lệ công ty chính là Luật con của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải tuân thủ tuyệt đối, đồng thời hạn chế rủi ro về tranh chấp lợi nhuận giữa các thành viên công ty.

Vậy căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 thì trường hợp thành lập công ty TNHH 1 thành viên thì sẽ không quan tâm nhiều đến vấn đề chia lợi nhuận do chủ sở hữu sẽ được hưởng tất cả những lợi nhuận thu được, trừ trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức thì sẽ chia theo tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề bạn cần biết về chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên. Nếu như bạn cần thực hiện dịch vụ làm các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất. Luật Phamlaw cam kết tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất với mức chi phí hợp lý nhất.

5/5 - (1 bình chọn)