Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong CTCP
CTCP là doanh nghiệp đặc trưng cho loại hình công ty đối vốn. Theo đó, cổ phần trong CTCP được tự do chuyển nhượng theo những quy định pháp luật nhất định. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chính là hình thức nhằm xác nhận thỏa thuận này của các bên. Vậy hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong CTCP gồm những gì? Kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Phamlaw.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 “Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”.
Như vậy, có hai phương thức để thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần, hoặc là thông qua hợp đồng chuyển nhượng theo cách thông thường, hoặc là thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK). Chuyển nhượng trực tiếp thông qua hợp đồng chuyển nhượng được điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp và chuyển nhượng gián tiếp thông qua giao dịch trên TTCK được điều chỉnh bởi pháp luật chứng khoán.
1. Chuyển nhượng cổ phần thông qua ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Luật Doanh nghiệp quy định việc chuyển nhượng thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường, nhưng không cụ thể hợp đồng gồm những nội dung bắt buộc nào. Vì vậy, căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 về những nội dung cơ bản của hợp đồng thì chuyển nhượng cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng cần tuân theo các quy định của pháp luật sau:
– Về hồ sơ chuyển nhượng cổ phần để chứng minh tài sản là cổ phần thuộc sở hữu hợp pháp của mình, để giao dịch bằng hợp đồng có hiệu lực cần chuẩn bị thông tin cá nhân cũng như những giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể giao dịch.
+ Đối với cổ đông là cá nhân, hồ sơ chuyển nhượng cổ phần bao gồm Giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần, CMTND/CCCD của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, Số chứng nhận cổ phần của bên chuyển nhượng, Số chứng nhận cổ phần của bên nhận chuyển nhượng (nếu là cổ đông hiện hữu), Giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương hoặc công chứng (trong trường hợp người chuyển nhượng không trực tiếp đến làm thủ tục chuyển nhượng).
+ Đối với cổ đông là tổ chức, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần, Bản sao công chứng Đăng ký kinh doanh hiện hành (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng), Số chứng nhận cổ phần của bên chuyển nhượng, Sở chứng nhận cổ phần của bên nhận chuyển nhượng(nếu là cổ đông hiện hữu); Quyết định hợp pháp của tổ chức về việc cho phép chuyển nhượng cổ phiếu, Giấy ủy quyền của tổ chức cho người đại điện giao dịch chuyển nhượng (nếu người thực hiện giao dịch không phải là đại diện của tổ chức đó).
– Về nội dung của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là một dạng của hợp đồng, vì thế, hợp đồng chuyển nhượng cổ phẩn muốn đủ căn cứ phát sinh hiệu lực phải đáp ứng các nội dung cơ bản của hợp đồng. Theo quy định tại Điều 398, Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung của hợp đồng thì: Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng,
b) Số lượng, chất lượng,
c) Giải phương thức thanh toán,
d) Thời hạn, địa điểm phương thức thực hiện hợp đồng,
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên,
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng thì hai bên có quyền thỏa thuận về các nội dung cụ thể nhưng phải có những nội dung cơ bản như đối tượng của hợp đồng là cổ phần chuyển nhượng, số lượng cụ thể, giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán. Bên cạnh đó, nội dung về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng như phương thức giải quyết tranh chấp cũng cần được đề cập trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Xét cho cùng, trong pháp luật chuyển nhượng cổ phần trực tiếp, hợp đồng chuyển nhượng là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để xem xét quyền và nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp. Vì vậy, các bên tham gia chuyển nhượng cổ phần phải cẩn trọng, thỏa thuận chi tiết những điều khoản.
– Về chủ thể hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Qua nghiên cứu khảo sát chế định về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Luật Phamlaw nhận thấy rằng vấn đề chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tại Khoản 3, Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Tổ chức, cá nhân có quyên góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của Luật này (trừ trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình, hoặc các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức).
Như vậy, từ các quy định trên đây có thể thấy rằng chủ thể tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là khá đa dạng, bao gồm các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức, cá nhân bị pháp luật cấm tham gia vào giao dịch chuyển nhượng cổ phần) có đủ các điều kiện pháp lý để tham gia vào giao dịch chuyển nhượng cổ phần
Đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia chuyển nhượng cổ phần, trừ các trường hợp:
(1) Tổ chức trong nước là “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình” (điểm a khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020). Quy định này chỉ loại trừ trường hợp chủ thể nhận chuyển nhượng cổ phần là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và mục đích mua cổ phần là “Để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”. Trên thực tế, để xác định yếu tố “Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình” không phải là điều dễ dàng, trong khi đó các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là “Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình”.
(2) Cá nhân trong nước thuộc trường hợp pháp luật cấm tham gia đầu tư chứng khoán hoặc cấm góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần. Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Quy định này nhằm phòng ngừa trường hợp người có chức vụ quyền hạn lạm dùng chức vụ của mình, các thông tin mà mình có được trong quá trình quản lý để mua cổ phần nhằm thu lợi riêng hoặc phòng ngừa trường hợp người có chức vụ quyền hạn đưa ra những chính sách quản lý chủ quan để thu lợi riêng cho doanh nghiệp mà mình góp vốn
– Quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, quyền và trách nhiệm của cổ đông trong công ty cổ phần được chuyển nhượng sẽ phát sinh quyền, trách nhiệm đối với bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và các bên khác có liên quan. Khi hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, bên chuyển nhượng không còn là cổ đông của CTCP và chấm dứt toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đối với CTCP.
Lợi ích mà cổ đông chuyển nhượng cổ phần nhận được là số tiền tương ứng với giá trị của cổ phần được chuyển nhượng cổ đông chuyển nhượng cổ phần có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật. Khi nhận chuyển nhượng cổ phần, bên nhận chuyển nhượng trở thành cổ đông mới của CTCP Để trở thành cổ đông của công ty cổ phần, bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng hai điều kiện là:
– Cổ đông đã thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phần;
– Thông tin về cổ đông được ghi vào Sổ đăng ký cổ đông. Pháp luật quy định sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần thì người nhận chuyển nhượng được ghi nhận thông tin vào Sổ đăng ký cổ đông, người nhận chuyển nhượng có tư cách cổ đông của CTCP từ thời điểm đó.
Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy có nhiều bất cập đối với quy định về thủ tục ghi nhận thông tin người nhận chuyển nhượng sau khi hoàn tất các nghĩa vụ vào Sổ đăng ký cổ đông Có nhiều CTCP không thực hiện đúng thủ tục ghi nhận tư cách cổ đông sau khi cô đông đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng theo đúng quy định pháp luật, gây ra nhiều tranh cãi và làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cổ đông trong công ty cổ phần
Thứ hai, chuyển nhượng cổ phần thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán
Việc chuyển nhượng thông qua giao dịch trên TTCK được quy định trong pháp luật về chứng khoán Chuyển nhượng cổ phần trên TTCK được biểu hiện bằng việc mua bán cổ phiếu. Giao dịch này dựa trên nguyên tắc thỏa thuận tự do giữa bên mua và bên bán, tuy nhiên việc mua bán diễn ra trên TTCK. Người mua cổ phần cần tìm hiểu kỹ về công ty mình mua cổ phần cũng như các vấn đề liên quan đến cổ phần mình định mua, các quyền và nghĩa vụ để tránh rủi ro.
Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong CTCP? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Xem thêm:
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
- Những bài học đắt giá về chuyển nhượng cổ phần trong công ty