Những quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong công ty cổ phần, pháp luật quy định số cổ đông tối thiểu phải có là ba nhưng không giới hạn mức tối đa cố đông trong doanh nghiệp. Do đó, một công ty cổ phần mà đã trở thành công ty đại chúng thì số cổ đông có thể lên đến hàng trăm nhìn cổ đông.
Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cô đông phổ thông của công ty cổ phần. Đồng thời cổ đông phổ thông có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 115,119 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Các cổ đông sáng lập phải mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng kí mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Theo khoản 2 Điều 120, khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020). Việc bắt buộc cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 20% cổ phần phổ thông nhằm làm cho mối quan hệ của họ và công ty gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên cơ sở cho sự gắn kết về quyền lợi giữa các cổ đông này với công ty.
Cổ phần phổ thông là loại cổ phần phổ biến nhất trong các loại cổ phần của một công ty cổ phần. Các cổ đông sở hữu loại cổ phần này được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội đồng cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phần mà họ nắm giữ.
Cổ đông sở hữu cổ phần thường được gọi là cổ đông thường. Các cổ đông này sẽ là những người cuối cùng được chia phần sau khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản. Cổ phần phổ thông có thể mang lại cho cổ đông những quyền sau:
Thứ nhất: Quyền hưởng cổ tức. Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu. Cổ tức có thể được trả bằng tiền, cũng có thể được trả bằng dạng cổ phiếu mới. Cổ phần phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông nhận được. Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ trả cổ tức là tùy thuộc vào vào kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty. Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông phổ thông là những người cuối cùng nhận được những gì còn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ tài chính.
Thứ hai: Quyền mua cổ phiếu mới. Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cố phiếu mới,trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với lượng cố phiếu được phép nắm giữ. Như vậy, quyền này cho phép cổ đông duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty sau khi đã tăng thêm vốn. Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một quyền mua trước. Số lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu mới sẽ được quy định cụ thể trong từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu bán theo quyền thường có mức giá thấp hơn so với mức giá thị trường hiện hành. Khi cổ đông thực hiện quyền, công ty sẽ huy động được thêm vốn. Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền, họ có thể bán trên thị trường.
Thứ ba: Quyền bỏ phiếu. Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong công ty; có quyền tham gia vào các Đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự được, cổ đông có thể ủy quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết theo chỉ định của họ hoặc tùy theo ý người ủy quyền. Tùy theo quy định, mỗi cổ đông có thể được bỏ phiếu tối đa cho mỗi ứng viên bằng số cổ phiếu nắm giữ, hoặc được dồn toàn bộ vào số cổ phiếu có thể chi phối(bằng tổng số cổ phiếu nhân với số ứng viên) để bầu cử một(hoặc hơn) ứng cử viên. Cách thứ hai có lợi cho các cổ đông nhỏ, vì tuy có ít phiếu bầu nhưng họ lại có thể tập trung phiếu để tăng thêm giá trị bỏ phiếu của mình. Ngoài những quyền lợi cơ bản kinh tế trên đây, cổ phần phổ thông còn những quyền pháp lý khác nữa như quyền được kiếm tra sổ sách của công ty khi cần thiết, quyền được yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Như đã trình bày, mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn doanh nghiệp 1900 6284 của PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ: Chuyển nhượng cổ phần; Phát hành cổ phần; Mua bán, chuyển nhượng công ty, Thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, tổ chức lại,… Quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866; 091 611 0508 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
———————-
Bộ phận Doanh nghiệp và hợp đồng – Luật Phamlaw
Xem thêm:
- Giao dịch hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập
- QUYỀN DỰ HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG CỦA CỔ ĐÔNG NHỎ CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆN NAY