Tư vấn trong tuyển dụng lao động

Hoạt động tuyển dụng lao động có một vai trò rất quan trọng bởi thông qua tuyển dụng, người sử dụng lao động có được đội ngủ lao động phù hợp với nhu cầu và đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của daonh nghiệp.

Pháp luật trao quyền tự chủ cho người sử dụng lao động có toàn quyền quyết định số lượng lao động cần tuyển; điều kiện mà người lao động cần đáp ứng; cách thức tuyển. Tuy nhiên, quyền tự chủ trong hoạt động tuyển dụng của người sử dụng lao động phải trong khuân khổ pháp luật. Chính vì vậy, khi tư vấn cho người sử dụng lao động trong quá trình tuyển dụng lao động, luật sư cần phải nghiên cứu những văn bản pháp luật sau: Bộ luật lao động, nghị định, thông tư, theo đó thì việc tuyển dụng lao động phải tuân theo một quy trình sau:

Bước 1: Đăng thông tin tuyển dụng

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tuyển dụng

Bước 3: Thi tuyển

Bước 4:  Thông báo kết quả tuyển dụng

Bước 5: Thử việc và ký hợp đồng lao động

Bước 5 là bước cuối cùng và trên thực tế, nhiều tranh chấp lao động đã phát sinh ngay từ giai đoạn thử việc. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc các bên thỏa thuận không cụ thể, không rõ ràng hoặc thỏa thuận trái luật về thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc. Do đó, khi tư vấn cho khách hàng là người sử dụng lao động trong giai đoạn thử việc, luật sư cần trao đổi để khách hàng thỏa thuận rõ với người lao động về thời gian thử việc, về quyền và trách nhiệm của người lao động trong thời gian thử việc; hậu quả pháp lý nếu hết thời gian thử việc mà người lao động không nhận được thông báo kết quả vẫn tiếp tục làm việc; hậu quả pháp lý của việc các bên thỏa thuận thử việc quá thời gian luật định…

Nếu người thử việc đạt yêu cầu thì các bên sẽ giao kết hợp đồng lao động chính thức. Theo quy định của pháp luật lao động, hiện nay các doanh nghiệp không bắt buộc phải sử dụng mẫu lao động sẵn có. Do đó, luật sư cần nghiên cứu soạn thảo hợp đồng lao động riêng phù hợp với công việc, chuyên môn của từng người và phù hợp riêng với đặc điểm của doanh nghiệp.

Khi tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động, luật sư cần đảm bảo tính hợp pháp của các điều khoản trong hợp đồng. Về nguyên tắc, mặc dù hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng nếu sự thỏa thuận của các bên trái với pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó của hợp đồng lao động sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu. Chính vì vậy, khi soạn thỏa hợp đồng lao động cho khách hàng, bên cạnh việc nắm chắc quy định của pháp luật lao động hiện hành, luật sư cần chú ý tham khảo thỏa ước lao động, nội quy lao động và các văn bản mang tính nội bộ khác của doanh nghiệp.

Nguồn: Sưu tầm và biên tập

————-

Phòng biên tập công ty luật Phamlaw.

> xem thêm:

Rate this post